Thị trường tiêu dùng là gì? Tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả

Thị trường tiêu dùng là gì? Xác định lĩnh vực thị trường tiêu dùng phù hợp cho doanh nghiệp để phát triển chiến lược tiếp cận để tiếp cận đối tượng lí tưởng.

Trong bài viết này, CleverAds sẽ giúp bạn hiểu về thị trường tiêu dùng,cách tiếp cận sao cho hiệu quả.

1. Thị trường tiêu dùng (Consumer Market) là gì?

Thị trường tiêu dùng là thị trường trong đó các cá nhân mua sản phẩm hoặc dịch vụ cho mục đích sử dụng cá nhân của họ.

Thị trường tiêu dùng chủ yếu gồm các sản phẩm người tiêu dùng cuối cùng sử dụng. Sản phẩm này có vai trò là một phần trong cuộc sống hàng ngày. Khi người tiêu dùng mua sản phẩm để sử dụng cho bản thân, họ trở thành một phần của thị trường tiêu dùng.

Thị trường thường được chia thành 04 mảng chính:

  • Thực phẩm.
  • Đồ uống.
  • Vận tải.
  • Bán lẻ.

Tùy vào loại hình hàng hóa mà nhãn hàng đang nhắm đến sẽ có các cách khác nhau để tiếp cận Thị trường tiêu dùng.

Tại sao tiếp cận Thị trường tiêu dùng quan trọng?

Khi tiếp cận thị trường doanh nghiệp sẽ biết được sản phẩm hay là phương án của họ có khả thi hoặc phù hợp với thị hiếu của khách hàng mục tiêu không? Từ đó tránh được những thất bại ngay trong quá trình tìm hiểu và tiếp cận thị trường.

Vì vậy, tiếp cận thị trường là bước đầu mang sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng cuối cùng.

Một sản phẩm có chất lượng tốt, nếu không hiện diện trên thị trường, sản phẩm cạnh tranh sẽ chiếm thế thượng phong. Khi đã tiếp cận được với Thị trường tiêu dùng doanh nghiệp cần có những chiến lược cụ thể để giữ được chỗ đứng trong thị trường đồng thời để bảo vệ hình ảnh thương hiệu.

2. Phân loại Thị trường tiêu dùng

Để tiếp cận Thị trường tiêu dùng hiệu quả doanh nghiệp, cá nhân cần hiểu bản chất và quy luật vận hành của thị trường đó. Có 03 loại Thị trường tiêu dùng phổ biến trong thị trường hiện nay đang được phổ biến rộng rãi hiện nay.

2.1. Hàng hóa tiêu dùng nhanh (FMCG)

Còn được gọi là thị trường hàng hóa đóng gói tiêu dùng (CPG), ngành FMCG (Fast moving consumer goods) là một trong những phân loại lớn nhất trong thị trường tiêu dùng.

Người tiêu dùng thường mua các mặt hàng có giá trị thấp thường xuyên và những mặt hàng này có thời hạn sử dụng tương đối ngắn hiểu đơn giản là những mặt hàng có khả năng đẩy đi nhanh và có sức tiêu thụ tốt thời gian để quyết định mua hàng của khách hàng với những mặt hàng này là nhanh và thường có mức tiêu thụ nhiều.

Đối với loại mặt hàng này các doanh nghiệp thường bù lỗ bằng cách sản xuất số lượng lớn. Các doanh nghiệp ở phân khúc này thường dùng các chiến lược giảm giá đối với số lượng lớn để khuyến khích mua số lượng lớn nhằm đẩy hàng hiệu quả. Các công ty đa quốc gia phổ biến hoạt động trong lĩnh vực này bao gồm các công ty nước giải khát lớn và các tổ chức dược phẩm.

Các nhà sản xuất và nhà bán lẻ bán một loạt các mặt hàng tiêu dùng, bao gồm: Sản phẩm chăm sóc cá nhân, thực phẩm ,đồ uống ,sản phẩm chăm sóc tại nhà

Đối với loại mặt hàng tiêu dùng nhanh các doanh nghiệp thường sử dụng nhiều chiến lược Marketing để thu hút khách hàng trung thành nhằm cạnh tranh trong thị trường nơi hàng hóa FMCG là vô vàn.

Các công ty thường thuê các Agency chuyên về các chiến dịch FMCG để đạt được kết quả mong muốn. Tham khảo CleverAds Agency có kinh nghiệm lâu năm trong lên chiến lược Marketing đa ngành hàng.

2.2. Hàng hóa tiêu dùng lâu bền (Durable Goods)

Hàng hóa tiêu dùng lâu bền là hàng hóa có tuổi thọ lâu dài thường được sử dụng với mục đích lâu dài. Các mặt hàng tiêu dùng lâu dài thường là những mặt hàng có giá trị cao và có tần suất mua thấp.

Ví dụ:

Trang sức, Xe cộ, điện tử, đồ thể thao, phụ tùng xe hơi,đồ nội thất, đồ điện gia dụng. Các mặt hàng tiêu dùng lâu bền thường có tính đắn đo khi mua sản phẩm cao vì thường có giá trị cao.

2.3. Hàng tiêu dùng không bền (Consumer nondurables)

Hàng tiêu dùng không bền là hàng hóa được mua để sử dụng ngay. Những mặt hàng này thường có tuổi thọ từ vài phút đến ba năm.

Các ví dụ phổ biến về hàng tiêu dùng không bền bao gồm: Thực phẩm, đồ uống, trang phục,xăng dầu, nước rửa bát.

Những sản phẩm hàng tiêu dùng không bên thường là những sản phẩm mà người mua sẽ mua bất kể trong trường hợp nào vì nó là nhu cầu phải mua để duy trì những hoạt động trong cuộc sống.

3. Xác định khách hàng mục tiêu trong Thị trường tiêu dùng

3.1. Vai trò với chiến lược Marketing

Doanh nghiệp đặt trọng tâm vào khách hàng, khi đó khách hàng được tìm hiểu qua nhiều yếu tố khác nhau. Marketer nghiên cứu và phân tích thị trường bằng cách cá nhân hóa hồ sơ khách hàng mục tiêu. Qua phân khúc, nhân khẩu học, tâm lý học doanh nghiệp có thể khắc họa được chân dung khách hàng trong Thị trường tiêu dùng với vô vàn khách hàng.

Đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tổng thể

Bởi nếu xác định sai khách hàng hay xác định khách hàng chưa được chi tiết ở phần chiến lược sẽ không đưa ra được chiến lược chi tiết làm ảnh hưởng đến chiến lược tổng thể của toàn chiến dịch.

3.2. Quy trình xác định khách hàng trong Thị trường tiêu dùng

Để xác định đúng khách hàng mục tiêu trong Thị trường tiêu dùng chúng ta cần phải đi qua nhiều yếu tố quan trọng từ doanh nghiệp cho đến khách hàng rồi cho đến đối thủ dưới đây là một số bước để xác định mục tiêu trong Thị trường tiêu dùng.

Chân dung khách hàng mục tiêu

Để xác định chân dung khách hàng doanh nghiệp cần tìm ra vấn đề đang gặp phải của khách hàng, nút thắt trong lòng khách hàng. Bắt đầu với tìm hiểu nhân khẩu học, tâm lí học. Chi tiết: Chiến lược thu hút khách hàng chinh phục hiệu quả kinh doanh

Từ đó rút ra được insight của khách hàng rồi vẽ ra chân dung khách hàng cụ thể có thể đặt ra các câu hỏi để rút ra được insight của khách hàng từ những câu hỏi đơn giản cho đến các câu hỏi sâu bên trong khách hàng để nắm bắt được tâm lý của khách hàng từ đó đưa ra chiến lược cụ thể đối với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Tiến hành liệt kê những sản phẩm, dịch vụ đã tồn tại trong thị trường, đưa ra điểm tốt, điểm xấu của đối thủ, từ đó rút ra được bài học gì qua những điểm tốt đó và đưa ra giải pháp.

So sánh và kết luận

Khi so sánh giữa các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ trên thị trường doanh nghiệp có thể tìm ra được điểm mạnh độc nhất của mình cả khắc phục được những thiếu sót của bản thân doanh nghiệp. Từ đó đưa ra USP để cạnh tranh với các sản phẩm, dịch vụ đã có trên thị trường.

3.3. Tiếp cận Thị trường tiêu dùng hiệu quả

Trong thời điểm hiện tại chiến lược chủ yếu mà các doanh nghiệp sử dụng là D2C qua loại hình D2C doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng và từ đó loại bỏ nhiều loại chi phí.

Đọc thêm: Dịch vụ Marketing tổng thể: Giải pháp tối ưu doanh nghiệp

Chiến lược D2C không những loại bỏ chi phí mà còn giúp doanh nghiệp hiểu rõ được Thị trường tiêu dùng đang có động thái như thế nào với sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.

Lời kết

Qua việc hiểu rõ Thị trường tiêu dùng, doanh nghiệp có thể hoàn toàn thành công trên thị trường khi nắm rõ được bối cảnh thị trường cũng như những vấn đề có thể gặp phải của doanh nghiệp khi tiếp cận người tiêu dùng.

Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ với CleverAds để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds

    document.getElementById( “ak_js_11” ).setAttribute( “value”, ( new Date() ).getTime() );

    Comments

    No comments yet. Why don’t you start the discussion?

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *