Là nền tảng quảng cáo lớn nhất trên thế giới, Google Ads cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình và từ khắp nơi trên thế giới tìm kiếm khách hàng và tự quảng cáo thông qua nhiều cách hiệu quả, một trong số đó là Google Display Network (GDN). Giờ đây, với Smart GDN, gã khổng lồ về Internet đã đưa mọi thứ lên một tầm cao mới. Vậy tất cả những điều bạn cần biết về Smart GDN là gì? Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu cùng CleverAds nhé.
1. Smart GDN (Chiến dịch hiển thị thông minh của Google) là gì?
Trong những năm gần đây, các nền tảng quảng cáo lớn đã bắt đầu kết hợp các công nghệ tự động hóa tiên tiến để giảm lượng thời gian, sức lực, đồng thời mang lại độ chính xác và hiệu quả cao hơn cho khách hàng.
Google cũng là một nhà đi đầu trong lĩnh vực “tự động hóa”. Công ty đã sử dụng công nghệ AI và máy học tiên tiến trong nền tảng quảng cáo của mình và giờ đây, với việc bổ sung Smart GDN, Google hy vọng sẽ loại bỏ công việc thủ công hơn nữa và để các hệ thống thông minh của họ xử lý nhiều biến số của GDN. Ngoài các chiến dịch hiển thị thông minh, Google cũng đã ra mắt phiên bản thông minh của dịch vụ quảng cáo mua sắm (shopping advertising) hứa hẹn mang lại kết quả tốt hơn với nỗ lực quản lý chiến dịch tốn ít thời gian hơn.
Smart GDN của Google là gì?
Vậy Smart GDN của Google là gì? Loại chiến dịch này cho phép các advertisers hiển thị quảng cáo ở hầu hết các định dạng trên Google Display Network. Nói cách khác, với tính năng mới này, bạn không còn phải tạo nội dung riêng biệt, nhắm mục tiêu và có chiến lược đặt giá thầu cho các nhóm đối tượng và mục tiêu khác nhau.
Trước khi có Smart GDN, Google yêu cầu cung cấp quảng cáo ở từng định dạng và kích thước quảng cáo.
Giờ đây, hệ thống mới chỉ yêu cầu bạn cung cấp các thành phần quảng cáo và công cụ sẽ tự động kết hợp chúng và tạo quảng cáo cho bạn. Hiển thị thông minh cũng có thể thử nghiệm và tối ưu hóa các định dạng quảng cáo, nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.
Giống như các nền tảng quảng cáo trực tuyến lớn khác, Google đang thúc đẩy các nhà quảng cáo dùng thử các hệ thống tự động của mình và Smart GDN cũng không ngoại lệ. Hãy cùng CleverAds tìm hiểu sâu hơn về tính năng này để tìm hiểu cách thức hoạt động và những lợi ích mà nó mang lại.
Đặt giá thầu tự động
Smart GDN giúp doanh nghiệp liên tục theo dõi hiệu suất và có thể tự động điều chỉnh đặt giá thầu (bidding) dựa trên dữ liệu tích lũy. Nó ước tính khả năng chiến dịch của bạn có được chuyển đổi và điều chỉnh mức độ của giá bidding. Hệ thống có thời gian tìm hiểu trong hai tuần hoặc 50 lượt chuyển đổi, tùy theo điều kiện nào đến trước.
Nhắm mục tiêu tự động
Tính năng nhắm mục tiêu tự động của Smart GDN mang lại cho bạn lợi thế tiếp cận khách hàng ở giai đoạn đầu của phễu bán hàng và tiếp thị lại (remarketing) cho những người đã truy cập trang web của bạn. Một trong những chức năng ấn tượng nhất của tính năng này là tự động dự đoán các từ khóa nhắm mục tiêu có tiềm năng dựa trên dữ liệu duyệt web và máy học. Vì vậy, nếu bạn quên nhắm mục tiêu một từ khóa quan trọng hoặc có một từ khóa rất có tiềm năng mà bạn chưa nghĩ đến, hệ thống sẽ tự động bổ sung nó cho bạn.
Tạo và tối ưu hóa quảng cáo
Đây là một bước tiến lớn đối với GDN của Google vì bạn có thể bỏ qua phần mệt mỏi trong việc tạo nhiều nội dung cho các nhóm đối tượng và mục tiêu chiến dịch khác nhau của mình. Tất cả những gì bạn cần làm là nhập tiêu đề, dòng mô tả, hình ảnh và biểu trưng và chiến dịch thông minh sẽ lo phần còn lại.
Hệ thống sẽ kết hợp các nội dung của bạn để tạo quảng cáo tự động và thay đổi kích thước để phù hợp với bất kỳ định dạng hoặc loại quảng cáo nào. Bạn có thể điều chỉnh chiến dịch của mình để sử dụng kết hợp tốt nhất giữa văn bản và hình ảnh dựa trên báo cáo hiệu suất.
2. So sánh quảng cáo Google Shopping và Google Smart Shopping
Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa chiến dịch Google Smart Shopping và Chiến dịch Google Shopping thông thường là khả năng tự động hóa. Google Smart Shopping sử dụng các chiến dịch mua sắm hiện có, sau đó sử dụng AI và máy học để cải thiện chúng.
Hãy xem bảng dưới đây để so sánh các tính năng của Google Shopping tiêu chuẩn và Google Smart Shopping:
Google Smart Shopping |
Google Standard Shopping |
Nhanh và tự động hoá | Bạn có toàn quyền kiểm soát chiến dịch của mình |
Dễ dàng quản lý cho người không chuyên | Là một quá trình phức tạp cần được xây dựng từ đầu |
Tiết kiệm nhiều thời gian | Tốn thời gian hơn |
Vị trí mục tiêu giới hạn với Google Smart Shopping | Có toàn quyền kiểm soát vị trí mục tiêu |
Yêu cầu dữ liệu trong quá khứ để hoạt động hiệu quả | No cần dữ liệu từ trước, bạn có thể bắt đầu từ con số 0 |
Không thể thêm từ khóa tiêu cực vào chiến dịch | Có thể thêm từ khóa tiêu cực vào chiến dịch |
Không thể lên lịch quảng cáo theo ý muốn | Có thể tự lên lịch chạy quảng cáo |
Không được quyết định nơi đặt quảng cáo | Có thể quyết định nơi đặt quảng cáo |
3. Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng Smart GDN?
- Nếu bạn muốn mở rộng số lượng khách hàng của mình và nâng cao độ nhận diện thương hiệu nói chung . Smart GDN giúp bạn tiếp cận mọi người ở tất cả các giai đoạn trong chu kỳ mua (từ “quan tâm” đến “sẵn sàng mua”) và đặc biệt là những người có nhiều khả năng chuyển đổi hơn.
- Nếu bạn muốn nhanh chóng thiết lập và tối ưu hóa chiến dịch. Tiết kiệm thời gian và tài nguyên quý giá cho bạn và nhóm của bạn bằng cách đơn giản hóa việc quản lý quảng cáo.
- Sau khi bạn tải lên các yêu cầu cơ bản về nội dung , hệ thống sẽ xử lý thử nghiệm tạo và tối ưu hóa nội dung bằng cách tự động thay đổi kích thước hình ảnh và tạo nhiều kết hợp quảng cáo dựa trên bản sao và hình ảnh mà bạn cung cấp.
- Nếu bạn muốn thử nghiệm các quảng cáo khác nhau và xác định cách kết hợp nội dung nào là hiệu quả nhất.
- Bạn có thể theo dõi chính xác những chiến dịch đang hoạt động và sử dụng những kết quả đó để cung cấp thông tin cho các chiến dịch trong tương lai.
4. Cách thiết lập Smart GDN của Google
Bước 1: Bắt đầu chiến dịch
Khi bạn đang ở trong giao diện Google Ads, hãy điều hướng đến phần Display Campaigns ở phía bên trái,
Nhấp vào nút tròn màu xanh và chọn “+ New Campaign”
Bước 2: Thiết lập mục tiêu
Chọn mục tiêu phù hợp nhất với mục tiêu chiến dịch của bạn
- Sales (Bán hàng)
- Leads (Khách hàng tiềm năng)
- Web Traffic (Lưu lượng truy cập trang web)
- Product and Brand Consideration (Cân nhắc Sản phẩm và Thương hiệu)
- Brand Awareness and Reach (Nhận diện thương hiệu và phạm vi tiếp cận)
- Promote Your App (Quảng cáo ứng dụng của bạn): Nếu bạn có một ứng dụng bạn muốn quảng cáo.
- Without goal guidance (Chưa có mục tiêu)
Chọn “Display” từ danh sách tùy chọn loại chiến dịch
Bước 3: Chọn một loại chiến dịch phụ
Chọn “Smart Display Campaign” làm loại chiến dịch phụ > nhập URL trang web của doanh nghiệp bạn vào trường cuối cùng và nhấp vào “continue“
Bước 4: Đặt tên chiến dịch
Tiếp theo, bạn cần đặt tên cho chiến dịch Smart GDN.
Bước 5: Chọn vị trí
Nhập các vị trí bạn muốn nhắm mục tiêu và loại trừ, sau đó mở “location options” để chọn phương án nhắm mục tiêu và phương án loại trừ.
Bước 6: Thiết lập ngôn ngữ
Bước 7: Đặt giá thầu cho Smart GDN
Theo mặc định, Google sẽ đề xuất “Conversions”.
Chọn chỉ số bạn muốn tập trung vào trong chiến dịch của mình (chỉ số này phải phù hợp với mục tiêu chiến dịch của bạn), sau đó hoàn thành phần còn lại của các trang đặt giá thầu dựa trên chỉ số và mục tiêu bạn đã chọn.
Tuỳ thuộc vào mục tiêu của chiến dịch GDN, bạn có thể chọn các chiến lược giá thầu khác nhau cho quảng cáo hiển thị.
Để sử dụng hiệu quả, đặc biệt là các chiến lược dựa trên chuyển đổi, điều quan trọng là bạn phải thiết lập theo dõi chuyển đổi một cách chính xác và hiểu giá trị chuyển đổi của mình là gì.
Bước 8: Xác định ngân sách
Bước 9: Additional Settings
Sau khi bạn đặt ngân sách của mình, hãy nhớ nhấn vào drop-down menu “Additional Settings” để xem các tùy chọn bổ sung được nêu chi tiết bên dưới.
Nhấp vào menu thả xuống dưới “Dynamic ads“. – Menu thả xuống này sẽ chọn “No data feed” theo mặc định.
Chọn hộp đánh dấu bên cạnh “use a data feed for personalised ads“.
Chọn Data Feed liên quan từ menu thả xuống.
Nhấp vào Save.
Điều chỉnh: Start and end dates, Conversions, và Content Exclusions
Bước 10: Responsive display ad
Tiếp theo, hãy tạo ad groups và responsive display ads của bạn. Hãy thêm hình ảnh, logo, tiêu đề, mô tả và URL quảng cáo của bạn.
Cuối cùng, click Create Campaign.
5. Kết luận
Smart GDN của Google là một trợ thủ đắc lực cho các nhà quảng cáo đang loay hoay với quy trình quản lý quảng cáo của họ, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí.
Cuối cùng, các chiến dịch thông minh là tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ít thời gian để quản lý tài khoản Google Ads và không có kinh nghiệm về quảng cáo PPC. Bạn có thể chuyển giao quyền kiểm soát cho Google và để máy học tối ưu hóa quảng cáo và ngân sách của bạn để mang lại lợi nhuận cao nhất có thể.
Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp về Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.
Connect With CleverAds