Cách Sử dụng chân máy ảnh – TRIPOD đúng cách

Cách sử dụng chân máy ảnh đóng vai trò quan trọng thứ 3 sau máy và ống kính nhưng thường bị xem nhẹ. Trong một số trường hợp bạn không thể khai thác hết chất lượng của máy và ống kính nếu không có chân máy tốt. Nhiều photographer lão làng cho rằng đa số các bức ảnh đẹp họ chụp là có dùng chân máy.

Chân máy ảnh là một công cụ hỗ trợ chụp ảnh của các photographer. Chân máy ảnh thường có khá nhiều loại nhưng có 2 loại chủ yếu đó là dạng 3 chân hay còn gọi là (Tripod), dạng 1 chân (Monopod). Trong bài này sẽ tập trung vào việc lựa chọn tripod đúng mục đích và những tác dụng của tripod có thể giúp bạn khi chụp ảnh.

sử dụng tripod – chân máy ảnh vào mục đích gì

Chụp ở tốc độ thấp

Ở trong nhiếp ảnh có một công thức khá đơn giản để tính độ chống rung cho bức ảnh đó là các bạn chỉnh tốc độ cửa chập S sao cho 1/S = với tiêu cự ống kính. Ví dụ với những ống kính có tiêu cự 50mm. Khi gắn trên body fullframe thì tốc độ S = 1/50 giây là tốc độ an toàn để bức ảnh không bị rung lắc theo lý thuyết.

Đối với các máy body hệ số Crop thì chúng ta cũng nhân S với 1,5 nên khi gắn ống kính 50mm trên body Crop 1.5 thì tốc độ cửa chập an toàn là S = 1/75 giây. Các bạn lưu ý rằng đây là cách tính theo lý thuyết, có nghĩa là các yếu tố để bức ảnh sắc nét còn phụ thuộc vào chất lượng ống kính, thao tác bấm chụp và cả mẫu chụp.

Chụp tập thể

Nhu cầu chụp hình tập thể khi đi du lịch là rất cao (bài viết không bàn tới chụp điện thoại với gậy tự sướng), có bao giờ các bạn thấy rằng những bức hình mình chụp thì chất lượng ảnh rất tốt lại không có mình. Với tripod điều bạn cần làm là set thông số trên máy, dùng remote máy ảnh hoặc hẹn giờ 10s sau đó bạn có thể chụp chân dung và chụp nhóm với bạn bè một cách dễ dàng. Cách này có lẽ là an toàn hơn nhiều so với ủy thác máy ảnh của bạn cho một người lạ chưa từng sử dụng máy ảnh.

Chụp phơi sáng

Những bức ảnh phơi sáng thường mang một vẻ đẹp khó tả vì mắt người không nhìn thấy được, trong trường hợp như vậy tốc độ cửa chập S rất chậm, chúng ta buộc phải dùng tripod để ổn định máy ảnh trong thời gian phơi sáng. Nếu chưa có kinh phí có thể đặt máy tại một chỗ vững chãi, cố định xung quanh (cẩn thận trộm cắp hay rơi vỡ nhé).

Khi chụp với những ống tiêu cự dài (ống tele >100mm): Các bạn có bao giờ nghĩ đến cảnh những nhiếp ảnh gia sân cỏ bê những ống kính to như khẩu đại bác trên mình? Nếu họ không có chân máy ảnh monopod trợ lực thì các bạn tin tôi đi, họ không thể cầm mãi máy ảnh với ống super tele ấy quá 15 phút đầu của chận đấu.

Chụp pháo hoa

Chụp pháo hoa là cách chụp nâng cao của kỹ thuật chụp phơi sáng, khi chụp pháo hoa ngoài chiếc tripod tốt cần thêm dây bấm mềm và ý tưởng độc đáo của chính người chụp.

Chụp macro (chụp cận cảnh)

Chụp cận cảnh những chi tiết nhỏ, những con côn trùng, bông hoa … thực sự khó khăn nếu không có chân máy, bởi vì chỉ một sự rung lắc cực nhẹ thì toàn bộ bức ảnh của bạn sẽ bị phá hỏng. Công thức chống rung như đã nói ở trên không có tác dụng trong chụp macro.

Chụp phong cảnh, chụp thiên nhiên, động vật hoang dã, chụp hoàng hôn

Thực sự khó phân tích hết được tác dụng của tripod trong nhiều trường hợp như vậy, có điều khi các bạn cảm thấy cần một chiếc chân máy, đó là những lúc các bạn sẽ phải mua cho mình một chiếc chân máy tốt.

Live Stream

Ngoài các chức năng để chụp ảnh, Tripod hiện còn được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực Live Stream trên các thiết bị di động. Đây là một trong những hoạt động cần đến các tính năng của một chiếc chân máy ảnh nhất.

    Một chiếc chân máy ảnh tốt là như thế nào?

      Cấu tạo tripod

      Một chiếc chân máy tốt thường được cấu thành bởi 2 phần là thân và đầu (những chiếc tripod rẻ tiền thường không tách rời 2 phần này riêng biệt được). Ở thân của chân máy có 2 loại là dạng 3 chân (tripod) dạng 1 chân (monopod). Đầu chân máy ảnh là phần quan trọng hơn cả thân tripod gồm có 2 loại chính là Ballhead và Videohead. Tùy nhu cầu sử dụng mà chúng ta nên chọn loại chân nào và loại đầu nào để sử dụng.

      Nếu bạn thường xuyên quay video thì Videohead kết hợp với thân Tripod sẽ tiện dụng hơn ballhead. Nếu bạn ưu tiên chụp ảnh hơn thì Ballhead là lựa chọn tối ưu hơn vì ballhead rẻ hơn video khá nhiều. Monopod được sử dụng trong trường hợp dùng tripod khó khăn và không thuận tiện. Khả năng chống rung lắc của monopod thường kém hơn tripod rất nhiều nhưng ưu điểm monopod là gọn nhẹ, dễ sử dụng, tiện mang vác.

      Hiện nay nhiều loại tripod giúp chúng ta tháo rời một chân ra để làm monopod rất tiện dụng, đây có thể là xu hướng mới dần dần thay thế cho những monopod truyền thống, do vậy trong ngôn ngữ bài viết tôi sẽ mặc định tripod là chân máy để tiện viết bài. Chiếc Tripod Q999s tính tới thời điểm hiện tại là một chiếc chân máy chất lượng có thể tháo một chân làm monopod với mức giá dễ chịu nhất.

      Chất liệu tripod

      cũng là điều các bạn cần quan tâm, vật liệu tripod có khá nhiều loại từ nhựa, nhôm, thép, hợp kim magie, carbon fiber … Chất liệu tripod chi phối mức giá, khả năng chịu tải, khối lượng mang vác. Với những chiếc tripod giá rẻ thì thành phần chủ yếu được làm từ nhựa cứng kết hợp với những ống nhôm mỏng, tripod tầm trung thì được làm bằng thép hay hợp kim maige, chất liệu bền và khả năng chịu tải tốt hơn, tuy nhiên khối lượng sẽ nặng hơn.

      Manbily AZ-310 là một chiếc tripod được làm bằng hợp kim magie điển hình. Loại tripod cao cấp thường được làm bằng carbon fiber với 8 lớp carbon, ưu điểm của các tripod loại này là khả năng chịu tải tốt, trọng lượng nhẹ, khả năng chống rung lắc rất tốt do vật liệu carbon hấp thụ độ rung chứ không phản xạ ngược lại như kim loại, với những tính năng vượt trội của tripod Carbon thì giá của chúng cũng chẳng dễ chịu cho lắm.

      Những hãng tripod tên tuổi như benro, manfoto, slik … có giá trên 5 triệu, thậm chí hơn 10 triệu cho một chiếc tripod carbon, nếu chịu khó tham khảo và tìm hiểu thì với ~2 triệu chúng ta vẫn có thể sắm cho mình một số tripod carbon như Tripod Feelander C810T, hay Tripod Feelander C31T …

      Khả năng chịu tải của tripod

      Đây là điều mà các bạn trước khi mua tripod thường quan tâm hàng đầu, những chiếc tripod trong tầm giá <500k thường có khả năng chịu tải khiêm tốn 2-3kg, một số loại có khả năng chịu tải 5kg nhưng khá hiếm. Một chiếc tripod tốt thường có mức chịu tải khoảng 8kg – 15kg giá của những chiếc tripod dạng này thường rơi vào khoảng 1 đến 2 triệu, thậm chí có những chiếc tripod cao cấp chịu tải tới 20kg như Tripod Feelander A-105T.

      Cơ chế hoạt động: Cái này khác khó giải thích, đại loại là những chiếc tripod tốt có thời gian đáp ứng rất nhanh từ lúc tháo tripod đến lúc tripod ổn định sẵn sàng chụp hơn những chiếc tripod phổ thống giá rẻ. Các chốt của tripod tốt thường được làm bằng kim loại, có độ bền cao hơn rất nhiều so với loại được làm bằng nhựa, chốt dạng vặn có thiết kế gọn gàng hơn chốt dạng khóa gài. Độ mượt mà của ballhead sẽ tốt hơn khi so với những tripod phổ thông khi quay phim, chụp toàn cảnh.

      Khả năng cơ động khi sử dụng

      Trọng lượng tripod là yếu tố cần quan tâm của các bạn sử dụng tripod trong những chuyên đi dài ngày, với những chiếc tripod được làm bằng carbon thì sẽ nhẹ hơn so với những chiếc được làm bằng Magie hay hợp kinh nhôm. Dạng tripod dấu đầu ballhead vào giữa thân tripod là loại cực kỳ tiện dụng hiện nay có thể nói đây là cuộc cách mạng của tripod. Vì khi dấu ballhead trong thân tripod sẽ giúp chiếc tripod thon gọn hơn rất nhiều so với kết cấu truyền thống, giúp các bạn tiện lợi khi sử dụng, mang vác gọn gàng, ví dụ như chiếc Tripod Q999s có khả năng gấp gọn tới 36cm, nặng khoảng 1,15kg khá cơ động cho những bạn thường xuyên di chuyển.

      Cách sử dụng chân máy ảnh sao cho đúng

      Số đoạn chân máy

      Những chiếc tripod có số đoạn chân máy ít thường ngắn và chịu tải kém hơn những chiếc tripod có số đoạn chân máy nhiều hơn . Khả năng chịu tải phụ thuộc vào vật liệu làm tripod và đường kính ống của thân tripod cũng như đường kính bi của ballhead, những tripod có đường kính thân tripod càng cao thì độ chắc chắn càng cao.

      Chiều cao tripod

      Nên chọn những chiếc tripod có chiều cao vừa tầm với mắt người sử dụng để chúng ta không bị khom lưng khi sử dụng trong thời gian dài, cũng nên lưu ý với chiều cao làm việc tối thiểu của tripod, vì chiều cao tối thiểu giúp tripod chụp macro dễ dàng hơn.

      Cách Sử dụng chân máy Ảnh đơn giản nhất

      Sở hữu cho mình một chiếc tripod tốt là điều kiện tiên quyết, ngoài ra các bạn cũng phải lưu ý một số vấn đề để tripod của chúng ta được bền hơn, hoạt động hiệu quả hơn

      • Gia tải tripod khi rung lắc: Ở những nơi có gió mạnh, chẳng hạn như bãi biển, chân máy của bạn cũng dễ bị rung hoặc thậm chí bị đổ cùng với máy ảnh của bạn. Một cách để ngăn chặn điều này là treo túi máy ảnh hoặc một vật nặng nào đó lên phần cột trung tâm của chân máy, giữa 3 chân của tripod thường có một cái móc để làm việc này, cũng lưu ý với các bạn chúng ta nên giữ chặt vật gia tải nếu không nó chính là yếu tố gây rung lắc nhiều hơn
      • Bảo dưỡng tripod: Để kéo dài tuổi thọ của chân máy, chúng ta cần vệ sinh tripod sau khi sử dụng đặc biệt các các nhiếp ảnh chụp ao hồ, đầm phá. Những chiếc tripod tốt thường đi kèm một vít lục giác để vặn khi tripod sử dụng bị lỏng lẻo.
      • Tránh hoạt động tripod quá tải trọng: Điều này các bạn nên tìm hiểu kỹ thông số của tripod để có thể chọn mua tripod đúng mục đích, những chiếc tripod có tải trọng tối đa là 8kg thì sẽ hoạt động tốt khi kết hợp với bộ Gear máy ảnh khoảng 5-6kg đổ xuống.

      Lời kết

      Hi vọng những chia sẻ trên quan điểm cá nhân tác giá đã từng trải nghiệm sẽ giúp bạn chọn cho mình một chiếc tripod máy ảnh ưng ý và phục vụ đúng nhu cầu của các bạn, hãy thay đổi suy nghĩ là tripod ít dùng nên chúng ta không cần để ý tới nó rồi mua đại một chiếc là xong, đó sẽ là một sai lầm lớn khi chiếc máy ảnh giá trị của bạn bị rơi bởi tripod kém chất lượng.

      Comments

      No comments yet. Why don’t you start the discussion?

      Leave a Reply

      Your email address will not be published. Required fields are marked *