Nếu như máy ảnh là công cụ tác nghiệp quan trọng nhất của bất cứ nhiếp ảnh gia nào, thì những phụ kiện đi kèm nó sẽ giúp họ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực hình ảnh. Bạn có thắc mắc một bộ máy ảnh trọn vẹn bao gồm những gì hay không? Trong bài viết này, Kanimod chia sẻ cùng bạn 8 phụ kiện máy ảnh thiết yếu cần có của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
8 phụ kiện máy ảnh cần thiết cho newbie
Trên thực tế, dù là tại cửa hàng chuyên cung ứng máy ảnh hay những shop online đều có đầy đủ “đồ chơi” dành cho dân mê chụp ảnh. Thế nhưng có phải bạn sẽ cần tất cả mọi thứ để trở nên chuyên nghiệp hay không? Sau khi tham khảo nhiều nguồn tin cậy, Kanimod nhận ra, có ít nhất 8 phụ kiện sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho công việc chụp ảnh của bạn.
1. Túi máy ảnh / ba lô máy ảnh
Dù máy ảnh của bạn nhỏ gọn như thế nào đi nữa, thậm chí nó chỉ có kèm theo một ống kính DSLR thì vẫn cần mang theo một chiếc túi máy ảnh nữa nhé. Bởi vì túi da sẽ bảo vệ máy ảnh của bạn khỏi bụi bặm, độ ẩm và những va đập rất dễ xảy ra trên suốt hành trình.
Trong trường hợp bạn có một bộ sưu tập đủ loại ống kính với các kích cỡ khác nhau, hoặc bạn có một thân máy ảnh đồ sộ, túi máy ảnh có thể không còn phù hợp. Để dễ dàng mang máy ảnh và phụ kiện khác cùng nhau và có thể sử dụng chúng bất kỳ lúc nào, bạn nên dùng ba lô máy ảnh.
2. Chân máy ảnh
Để có được những hình ảnh đủ sắc nét, chống rung, giữ được góc máy ổn định trong thời gian dài, bạn không thể bỏ qua chân máy ảnh. Với phụ kiện này bạn chắc chắn phải cân nhắc đến mặt hàng chất lượng cao mới đảm bảo hiệu quả. Hầu hết chân máy giá rẻ đều lỏng lẻo và không có nhiều tác dụng chống rung cho lắm.
Lưu ý quan trọng, độ cao của chân máy nên đến tầm mắt của bạn là tốt nhất, nhưng nó cũng cần cho phép bạn dễ dàng chụp những chủ thể gần sát mặt đất.
3. Tripod Head
Có nhiều chân máy ảnh đã gắn luôn bộ phận Tripod Head nhưng một số khác thì không. Vậy nên bạn càng có nhiều cơ hội trải nghiệm những Tripod Head thú vị cho từng buổi chụp khác nhau. Tripod Head (ball head) sẽ được đặt ở giữa máy ảnh và chân máy của bạn.
Tripod Head cho phép bạn thao tác cực kỳ nhanh chóng và giữ được máy ảnh ở những góc máy rất lạ lẫm. Tuy nhiên, nếu bạn dùng ball head để chụp phong cảnh theo góc quay camera lên xuống liên tục sẽ hơi khó khăn.
Xem thêm: CÁCH SỬ DỤNG CHÂN MÁY ẢNH – TRIPOD ĐÚNG CÁCH
4. Bộ ống kính
Ban đầu khi mới mua máy ảnh bạn sẽ rất hào hứng và nghĩ rằng mình sẽ chụp cả thế giới thật đẹp đẽ chỉ với chiếc máy này. Sẽ thật hoàn hảo khi máy ảnh của bạn có ống kính zoom tiêu chuẩn với những thông số chuẩn mực như 18-55 mm khoảng cách tiêu cự trên dòng máy APS-C, 24-105mm trên full-frame,…
Rồi dần dần bạn sẽ nhận thấy mình cần nhiều loại ống kính hơn để chụp đẹp cho riêng biệt những chủ thể nhất định. Chẳng hạn như bạn sẽ cần đến ống kính tele để chụp ảnh nội thất sang trọng nhất có thể.
Và rồi bạn cũng sẽ trang bị ống kính macro để chụp những chủ thể nhỏ ở gần. Và tiếp đến có thể sẽ là ống kính chụp ảnh chân dung chuyên dụng để làm mờ hậu cảnh…
Vậy nên, ngay từ ban đầu dù chưa có ý định mua nhiều ống kính đến thế, thì sau khi bạn đã đam mê với bộ môn chụp ảnh, việc sở hữu bộ ống kính chuyên nghiệp là điều tất yếu.
5. Bộ lọc ống kính
Bộ lọc ống kính ND(Neutral density) là một phụ kiện rất cần thiết nhằm mục tiêu hỗ trợ bạn chụp ảnh phong cảnh tốt hơn trong điều kiện nắng chiếu mạnh, phơi sáng lâu vào ban ngày.
Lúc đó, bộ lọc ND(Neutral density) có vai trò cân bằng độ phơi sáng của bầu trời, tăng cường độ bão hòa và độ tương phản, giảm bớt hiệu ứng phản xạ.
Bạn có thể chọn bộ lọc tròn hoặc bộ lọc vuông (cũng có loại hình chữ nhật). Với bộ lọc tròn bạn cần chọn size phù hợp với đầu ống kính. Còn với bộ lọc vuông thì có nhiều vòng tiếp hợp có kích thước khác nhau nên thường sẽ phù hợp với nhiều cỡ ống kính.
6. Đèn flash rời và Flash diffuser
Trong điều kiện chụp thiếu sáng không có gì hỗ trợ tuyệt vời hơn là một chiếc đèn flash phù hợp. Bạn có thể gắn nó lên hotshoe của máy ảnh, hiện nay cũng có nhiều dòng đèn flash kết nối từ xa rất hiện đại.
Bạn cũng cần lưu ý đèn flash nếu không phù hợp với hệ thống đo sáng của máy ảnh sẽ khiến cho bức ảnh của bạn trở thành thảm họa. Vậy nên hãy làm dịu đi một chút ánh sáng chói mắt này với một phụ kiện có tên Flash diffuser. Sự có mặt của Flash diffuser sẽ giúp bạn có được một nguồn ánh sáng đẹp để chụp ảnh.
7. Tấm phản quang
Bạn muốn chụp ảnh chân dung, ảnh tĩnh vật, đồ vật, ảnh nội thất hay một chủ thể nào đó chuyên nghiệp như ảnh bìa tạp chí. Hãy tận dụng tốt ánh sáng có sẵn tại bối cảnh chụp hoặc là bạn dùng thêm tấm phản quang để tâng bốc chất lượng phơi sáng lên nhiều thêm nữa.
Những tấm phản quang màu bạc, màu vàng hoặc màu trắng được rất nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lựa chọn. Ánh sáng phản chiếu lại từ chúng sẽ khiến cho ánh nắng mặt trời trở nên đỡ chói chang hơn. Đặc biệt, chúng có thể được sử dụng rất linh hoạt từ ngoài trời, trong nhà hay ban công.
8. Dụng cụ vệ sinh máy ảnh và ống kính
Ngoài việc trang bị đầy đủ những phụ kiện máy ảnh thiết yếu, thì “con cưng” của bạn cần được giữ gìn sạch sẽ và đặc biệt ống kính cần được giữ sạch như mới để cho ra lò những bức ảnh chất lượng nhất. Hãy đảm bảo bạn đã chuẩn bị sẵn bộ thổi bụi ra khỏi ống kính trước khi đem nó lau với vải mềm và dung dịch chuyên dụng nhé.
Ngoài ra, bạn cũng cần có những dụng cụ vệ sinh làm sạch bộ cảm biến chuyên dụng, tránh cho bụi, phấn hoa hay vật thể lạ tấn công bộ phận quan trọng này của máy ảnh.
Lời kết
Một người nhiếp ảnh chuyên nghiệp không chỉ ra trận với mỗi một chiếc máy ảnh trên tay, họ cần nhiều hơn thế. Và top 8 phụ kiện máy ảnh thiết yếu trên đây là những gì mà một người mới cần biết để bắt đầu trang bị đầy đủ cho riêng mình. Kanimod chúc bạn sớm hoàn thiện bộ phụ kiện phù hợp nhất cho công cuộc chụp choẹt của mình nhé!