Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của đa số người Việt Nam. Đứng đầu trong những mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất chính là Facebook. Do đó, các doanh nghiệp cần biết Quản trị fanpage Facebook để có thể kết nối và truyền tải thông điệp, sản phẩm đến với khách hàng.
Quản trị fanpage nếu được làm đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Bài viết sau đây từ CleverAds sẽ cung cấp kiến thức giúp doanh nghiệp hiểu hơn về quản trị fanpage và cách để đạt được hiệu quả cao nhất.
1. Quản trị fanpage là gì?
1.1. Quản trị fanpage là gì?
Quản trị fanpage là hình thức quản lý trang doanh nghiệp hoặc cộng đồng những người có chung sở thích. Công việc chủ yếu là duy trì, kiểm soát và phát triển fanpage để có thể tiếp cận và thu hút những khách hàng tiềm năng.
Đọc thêm: Fanpage là gì? Bí kíp xây dựng và quản trị Fanpage mới nhất 2024
1.2. Các quyền truy cập quản trị fanpage
Quyền admin (Quyền quản trị fanpage cao nhất)
Admin là quản trị viên được toàn quyền truy cập vào tất cả các chức năng của fanpage. Người thành lập ra fanpage sẽ là quản trị viên mặc định và có thể mời thêm quản trị viên để giúp đỡ và tăng hiệu quả quản lý. Họ sẽ có quyền chỉnh sửa, thêm hoặc xóa quyền truy cập và vai trò của những cá nhân khác.
Quyền biên tập viên
Biên tập viên là người trao đổi với khách hàng qua comment và gửi tin nhắn với tư cách fanpage. Họ có thể quản lý và xóa những comment không phù hợp hoặc chứa những từ ngữ thiếu văn minh. Những người nắm quyền này sẽ được truy cập tất cả mọi thứ như admin nhưng không thể quản lý vai trò và cài đặt của trang.
Quyền kiểm duyệt
Họ là người nắm vai trò duyệt các bài đăng, tìm kiếm và đề xuất ra những nội dung mới, xu hướng mới giúp cho fanpage trở nên hấp dẫn hơn với người dùng. Tuy nhiên, những người kiểm duyệt này không thể đăng bài. Họ chỉ có thể xem những thông tin chi tiết về bài đăng và người nào đã đăng bài.
Quyền quảng cáo
Những nhà quảng cáo này sẽ có quyền tạo ra những quảng cáo cho những bài đăng của fanpage để truyền thông cho sản phẩm/dịch vụ.
Quyền phân tích
Analyst là người phân tích hành vi và lọc ra insight khách hàng. Họ sẽ đánh giá và báo cáo những thông tin liên quan đến số liệu của fanpage. Đây còn là những người theo dõi và phân tích chiến lược của những fanpage đối thủ.
1.3. Các tính năng khi quản trị fanpage
Trang chủ
Trang này hiển thị mọi thông tin đang có trên fanpage. Các thông tin được chia thành nhiều mục như Timeline (nội dung bài đăng, số người like, số người theo dõi,…), Thông tin giới thiệu (mô tả doanh nghiệp, thể loại sản phẩm/dịch vụ, số điện thoại, địa chỉ,…), ảnh, video đã đăng và còn nhiều thông tin khác.
Hộp thư
Công cụ nhắn tin của Facebook là ứng dụng Messenger hoặc inbox trực tiếp trên Facebook nếu dùng máy tính. Người dùng có thể nhắn cho fanpage để nhờ tư vấn về sản phẩm/dịch vụ rất thuận tiện.
Quản lý việc làm
Đây là trang dùng để đăng tin tuyển dụng cũng như quản lý hồ sơ ứng tuyển ngay trên Facebook.
Thông báo
Phần này sẽ hiển thị tất cả những tương tác từ người dùng và những lượt tag fanpage vào một bài đăng hay comment.
Những thay đổi từ những người quản trị fanpage cũng sẽ được hiển thị tại đây.
Quản lý cửa hàng
Mục này là để thống kê những đơn đặt hàng và thông tin thanh toán của khách hàng để có thể tiến hành giao dịch và vận chuyển một cách thuận tiện.
Thông tin chi tiết
Thông tin chi tiết bao gồm mọi hoạt động của fanpage từ lúc được thành lập và các báo cáo về hành động trên fanpage của người dùng.
Công cụ đăng
Công cụ này cho phép doanh nghiệp xem được số liệu của các bài đăng và lên lịch đăng cho những bài tiếp theo.
2. Lợi ích của việc quản trị fanpage
2.1. Tiếp cận nhiều nhóm đối tượng
Người dùng hiện nay đang có xu hướng tìm kiếm thông tin trực tuyến vì sự tiện lợi và luôn nhận được những tư vấn nhanh chóng. Khách hàng sẽ ưu tiên theo dõi thông tin sản phẩm và dịch vụ trên những nền tảng mạng xã hội thay vì ra trực tiếp của hàng.
Do đó, fanpage là một công cụ tuyệt vời để kết nối với những khách hàng tiềm năng và mở rộng, phát triển thị trường. Nhóm đối tượng cũng sẽ được xác định chính xác hơn với những tính năng chọn lọc.
2.2. Tối ưu chi phí
Việc tạo fanpage trên Facebook là hoàn toàn miễn phí và doanh nghiệp có thể chỉ chi ra một khoản nhỏ để chạy Facebook Ads cho các bài đăng. Ngoài ra, một fanpage năng suất có thể đạt hiệu quả truyền thông cao hơn nhiều những cách marketing truyền thống tốn kém như biển quảng cáo hay TVC.
2.3. Tăng traffic cho website
Những bài đăng trên fanpage cần được gắn link website của doanh nghiệp cùng với một lời kêu gọi. Từ đó, khách hàng có thể dễ dàng click vào tìm hiểu thêm về sản phẩm/dịch vụ. Khi lượt tương tác tăng cao, bài đăng càng được nhiều người thấy đồng nghĩa với việc càng nhiều người có khả năng truy cập đường link gắn trên bài viết.
2.4. Dễ dàng phân tích khách hàng
Facebook có sẵn những công cụ phân tích như Fanpage Karma và Meta Business suite để có thể thu thập thông tin về số liệu và insight của từ khách hàng.
2.5. Tạo ra lòng trung thành với thương hiệu
Khi thấy fanpage có những nội dung có giá trị và mang lại lợi ích, người dùng sẽ chủ động theo dõi và đón đọc những bài đăng. Điều này giúp xây dựng lòng tin đối với doanh nghiệp và giữ chân khách hàng. Theo thời gian, họ sẽ trở thành những khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
3. Những lưu ý để Quản trị fanpage hiệu quả
3.1. Quản trị fanpage: Đăng bài
Độ dài bài đăng
Hãy đặt mình vào người dùng khi tiếp cận với những nội dung online. Chắc hẳn sẽ không ai muốn đọc một bài viết dài lê thê trên mạng xã hội. Nếu bài đăng có quá nhiều chữ thì sẽ rất dễ bị lướt qua và mọi nỗ lực marketing của doanh nghiệp sẽ coi như bằng không.
Một bài đăng hợp lý nhất sẽ có khoảng 150-200 từ. Đây là độ dài vừa đủ để truyền tải thông tin mà không khiến khách hàng có cảm giác nhức mắt và lười đọc.
Nội dung thu hút
Người quản trị fanpage phải luôn đảm bảo được chất lượng và tính sáng tạo của nội dung. Hình ảnh và video cũng cần được sử dụng thường xuyên để tăng tính đa dạng cho nội dung cũng như minh hoạ cho những thông điệp. Ngoài ra có thể sử dụng các câu hỏi để gợi sự tò mò và tăng tương tác cho fanpage.
Đi thẳng vào trọng tâm nội dung, tránh lan man làm người đọc cảm thấy nhàm chán và dừng lại. Không nên làm dụng những từ ngữ chuyên môn, trạng trọng gây khó hiểu mà cần dùng ngôn ngữ đời thường, thân thiện và đôi khi thêm chút hài hước khiến người đọc thấy hứng thú hơn.
Trong mỗi bài đăng, doanh nghiệp nên sử dụng những lời kêu gọi hành động để thu hút mọi người với những điều có lợi cho cả đôi bên.
Áp dụng nguyên tắc 70-20-10
Nguyên tắc 70-20-10 sẽ giúp cho fanpage có nội dung tổng quan hài hoà hơn.
- 70% nội dung là các thông tin liên quan đến thương hiệu doanh nghiệp và những gì mang lại giá trị cho cộng đồng người theo dõi.
- 20% nội dung là về các doanh nghiệp khác hoặc các đối tượng ngoài lề.
- 10% còn lại là dành cho những chương trình ưu đãi, mã giảm giá,…
Làm theo nguyên tắc này còn có thể giúp fanpage có đa dạng nội dung và dễ dàng hơn trong việc thu hút, giữ chân người dùng.
Dùng tính năng lên lịch đăng bài
Đăng bài đều đặn sẽ giúp fanpage có được sự nhất quán và duy trì sự xuất hiện của doanh nghiệp trên bảng tin của người theo dõi. Tuy nhiên không nên làm người dùng cảm thấy ngộp với tần suất đăng bài dày đặc. Mỗi ngày 1 bài là vừa đủ để tiếp cận khách hàng và không gây khó chịu cho họ.
Thời gian đăng bài cũng rất quan trọng trong việc quyết định có bao nhiêu người nhìn thấy bài đăng. Thông thường mọi người sẽ sử dụng mạng xã hội để giải trí vào buổi tối khi kết thúc công việc hàng ngày. Vậy nên khoảng thời gian từ 6-10 giờ là vừa đẹp để đăng bài.
Ngoài ra người quản trị fanpage cũng có thể xác định giờ đăng bài bằng cách nghiên cứu thói quen và hành vi của những người theo dõi.
Chạy Facebook Ads
Một người dùng có thể theo dõi rất nhiều fanpage và rất có khả năng bài đăng sẽ bị trôi khỏi tầm mắt của khách hàng. Lượng truy cập tự nhiên sẽ không thể đủ để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp.
Sử dụng Facebook Ads để chạy quảng cáo cho bài đăng sẽ giúp mở rộng nhóm đối tượng tiềm năng và tăng lượng tương tác cho fanpage.
3.2. Quản trị fanpage: Quản lý
Quản lý sản xuất nội dung
Nội dung cần luôn được đảm bảo về mặt chất lượng và độ phù hợp với doanh nghiệp. Thông điệp phải luôn được truyền tải ngắn gọn, không rườm rà những vẫn cần đủ rõ ràng cho người đọc hiểu ngay.
Mỗi một bài đăng cần được duyệt qua nhiều người để có những đánh giá khách quan và soát lỗi trước khi đăng tải.
Quản lý bình luận
Nhiều người có thói quen để lại yêu cần tư vấn dưới bài đăng để chờ doanh nghiệp liên lạc. Nếu bỏ lỡ những bình luận này thì sẽ mất đi một lượng khách hàng tiềm năng đáng kể.
Ngoài ra những bình luận phá rối hoặc từ ngữ không phù hợp nên được loại bỏ nhanh chóng để không gây khó chịu cho những khách hàng của doanh nghiệp.
Quản lý tin nhắn fanpage
Khi quản trị fanpage cần chú ý tránh để bỏ sót tin nhắn từ khách hàng. Việc này có thể ảnh hưởng lớn đến doanh thu và giảm độ uy tín của fanpage. Khách hàng sẽ nghĩ rằng mình bị ngó lơ và sinh ra ấn tượng không tốt với doanh nghiệp.
Để tránh việc lỡ mất tin nhắn của khách thì doanh nghiệp nên đầu tư vào chatbot cho fanpage. Khi người dùng chỉ muốn hỏi những câu đơn giản thường thấy thì chatbot sẽ rất hữu ích và tiết kiệm thời gian. Nếu khách hàng muốn được tư vấn sâu hơn thì sẽ có nút trao đổi trực tiếp với tư vấn viên.
4. Dịch vụ quản trị fanpage cho doanh nghiệp
4.1. Khó khăn thường gặp khi quản trị fanpage
- Không có định hướng rõ rành cho fanpage.
- Cập nhật nội dung không đầy đủ, đều đặn.
- Thiếu thời gian tìm kiếm và chau chuốt nội dung.
- Mệt mỏi khi phải kiểm tra từng câu từ trước khi đăng bài.
- Không biết dùng những công cụ trên Facebook.
- Bài đăng đều nhưng nội dung không thu hút dẫn đến tương tác kém.
4.2. Những hỗ trợ cụ thể trong gói dịch vụ:
- Tạo fanpage theo tên mà khách hàng mong muốn.
- Cập nhật thông tin fanpage.
- Thiết kế đồ họa: ảnh đại diện, ảnh bìa, poster,…
- Đề xuất các chiến dịch chạy quảng cáo theo khuyến mãi.
- Xây dựng hệ thống nội dung khoa học, chất lượng, viết bài quảng cáo về sản phẩm/dịch vụ.
- Hỗ trợ tạo các sự kiện mini game, tặng quà miễn phí nhằm thu hút lượt theo dõi cho fanpage.
- Phản hồi, xử lý bình luận của khách hàng.
- Phân tích chiến lược phát triển cho fanpage, phân tích đối thủ.
- Báo cáo & so sánh kết quả.
Đọc thêm: Dịch vụ chăm sóc Fanpage: Phát triển hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
5. Lời kết
Thông qua bài viết trên, CleverAds hy vọng giúp được doanh nghiệp hiểu hơn về Quản trị fanpage và biết thêm về những cách để nâng cao hiệu quả trong quá trình Quản trị fanpage.
Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ tới CleverAds TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất.
Connect With CleverAds