Quảng cáo trà sữa đang được đa dạng hóa như thế nào trong thời đại cả công nghệ và nhu cầu tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ? Cùng CleverAds tìm hiểu dưới đây ngay nhé!
1. Tổng quan về Quảng cáo trà sữa
Sau nửa đầu 2024, tốc độ tăng trưởng kép CAGR thị trường trà sữa ước tính đạt 8,9% đến năm 2030. Định giá quy mô thị trường khoảng 2,91 tỷ USD. Sự tăng trưởng chậm này là hậu quả từ tác động của:
- Đại dịch COVID-19 làm gián đoạn thị trường, nguồn cung nguyên liệu.
- Thành phần của trà sữa – đường – có thể tác động không tốt tới sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều.
Châu Á Thái Bình Dương là khu vực có thị trường quảng cáo trà sữa nổi bật nhất
Việt Nam ghi nhận mức doanh thu 362 triệu USD (2021), chỉ đứng sau Thái Lan và Indonesia.
Người tiêu dùng thị trường này chủ yếu là: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng. Với sự đa dạng thương hiệu và xuất xứ (nội địa và nước ngoài), các chiến dịch quảng cáo trà sữa hiện là ưu tiên hàng đầu để thương hiệu tăng nhận diện và mở rộng thị phần. Nội dung và hình thức truyền tải thường xuyên được làm mới và phong phú thông điệp thu hút người tiêu dùng.
2. Tầm quan trọng của chiến dịch Quảng cáo trà sữa
2.1. Tăng nhận diện thương hiệu và doanh số
Quảng cáo trà sữa là một công cụ trong chiến dịch nâng cao nhận thức thương hiệu cho khách hàng.
Quá trình tiếp nhận và ghi nhớ thông điệp sáng tạo khiến người tiêu dùng hình thành dấu ấn về thương hiệu trong tâm trí. Do đó, thương hiệu nên tập trung tạo hứng thú cho khách hàng (bằng lợi ích và giá trị sản phẩm) thông qua quảng cáo. Điều này thúc đẩy doanh số, tạo doanh thu cho doanh nghiệp.
2.2. Quảng cáo trà sữa kết nối cảm xúc với người tiêu dùng
Quảng cáo trà sữa không chỉ giới thiệu sản phẩm, mà còn tạo dựng liên kết tình cảm với khách hàng. Những chiến dịch quảng cáo sáng tạo và cảm động có thể tạo ra một cảm giác gần gũi. Từ đó thu hút khách hàng quay lại lần tiếp theo.
2.3. Cạnh tranh
Trong thị trường cạnh tranh, quảng cáo trở thành yếu tố cần thiết để giữ vững và mở rộng thị phần. Những chiến dịch quảng cáo sáng tạo và hiệu quả giúp thương hiệu nổi bật. Quảng cáo mới lạ luôn tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Thay vì ra mắt sản phẩm mới như thông thường, Katinat đã thay đổi để khác biệt. Việc tặng ly cầu vồng khi mua đồ uống mới “Ôlong Tứ Quý Sữa” đã đánh trúng tâm lý khách hàng mục tiêu – Gen Y và Z. Hoạt động đã tăng trải nghiệm sản phẩm mới và đem tới thành công ngoài mong đợi hậu chiến dịch.
3. Cơ hội thị trường quảng cáo trà sữa hiện nay
3.1. Tiềm năng phát triển
Thị trường trà sữa vẫn còn nhiều cơ hội phát triển. Đặc biệt là trong việc mở rộng thị trường đối với nhóm đối tượng mới và mở rộng sản phẩm, dịch vụ trà sữa.
3.2. Sáng tạo và đổi mới
Cơ hội để thể hiện sự sáng tạo và đổi mới trong quảng cáo trà sữa là rất lớn. Điều này giúp các doanh nghiệp tạo ra những chiến dịch quảng cáo sáng tạo, thu hút khách hàng và tạo nên sự khác biệt.
3.3. Kết nối cảm xúc
Quảng cáo trà sữa có thể tạo dựng mối quan hệ tình cảm với khách hàng. Giúp tăng tính chung thủy và tạo dựng lòng tin với thương hiệu.
3.4. Ứng dụng công nghệ
Kỹ thuật số cung cấp nền tảng mạnh mẽ để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Sử dụng quảng cáo trên mạng xã hội, ứng dụng di động và trang web giúp tăng cường hiệu quả tiếp cận và tương tác với khách hàng.
4. Thách thức trong tương lai của quảng cáo trà sữa
4.1. Cạnh tranh khốc liệt
Thị trường trà sữa có sự cạnh tranh cao độ, với nhiều thương hiệu cùng cạnh tranh trong cùng một ngành. Điều này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp trà sữa khi cần phải tạo sự khác biệt và tìm cách nổi bật trong đám đông.
4.2. Thay đổi xu hướng và khẩu vị
Thị hiếu và nhu cầu của khách hàng có thể thay đổi theo thời gian. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần định hình lại chiến lược quảng cáo, cập nhật nội dung theo các xu hướng mới để tiếp cận được đối tượng khách hàng mới.
4.3. Quản lý tài chính
Để triển khai các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Điều này có thể gây áp lực tài chính đối với doanh nghiệp trà sữa. Đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập.
5. Xu hướng Quảng cáo trà sữa 2024
5.1. Quảng cáo trà sữa tập trung vào trải nghiệm khách hàng
Kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu trải nghiệm người dùng được nâng cao. Người tiêu dùng tập trung hơn vào các thương hiệu, sản phẩm tập trung vào quá trình tạo ra toàn bộ trải nghiệm người dùng.
Storytelling là cách tiếp cận khách hàng mang lại nhiều giá trị cho thương hiệu. Quảng cáo trà sữa cũng hướng đến câu chuyện thương hiệu riêng. Cố gắng tạo ra điều khác biệt của thương hiệu cũng như sản phẩm. Để mang lại cho khách hàng ấn tượng tốt nhất.
Người tiêu dùng quan tâm đến xuất xứ nguyên liệu và lợi ích của sản phẩm.
Sau đại dịch COVID-19, người tiêu dùng đặt vấn đề lợi ích sức khỏe lên hàng đầu. Các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tốt cho cơ thể đều là các lựa chọn ưu tiên.
Quảng cáo trà sữa dần hướng tơi bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe. Người tiêu dùng sẽ có chủ ý hơn về sản phẩm họ uống, tại sao và như thế nào. Bởi vì việc chăm sóc tinh thần và thể chất của một người vẫn sẽ là ưu tiên quan trọng vào năm 2024.
5.2. Nâng cao, đổi mới công nghệ sản xuất
Ngoại trừ các sản phẩm mang tính chất thủ công cao được ưa chuộng. Bởi khách hàng có nhu cầu tiêu dùng khắt khe. Việc nâng cấp hệ thống sản xuất được đề cao trong thị trường trà sữa để tối ưu ngân sách đầu tư sản phẩm.
Các quy trình sản xuất cần được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe.
Mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm an toàn nhất. Quy trình thực hiện thủ công được đưa vào quảng cáo để nâng cao giá trị thương hiệu. Từ đó định vị phân khúc sản phẩm của thương hiệu.
Đối với các thương hiệu sử dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất. Việc quảng cáo được tập trung để tối ưu chất lượng sản phẩm qua quy trình sản xuất tiên tiến, nghiêm ngặt. Từ đó mang lại sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.
5.3. Xu hướng phát triển sản phẩm
Đa dạng hương vị
Những sản phẩm mới, sáng tạo luôn được người tiêu dùng chú ý nhiều hơn. Việc tạo ra các hương vị mới giúp cho thương hiệu luôn được chú ý đến. Họ có xu hướng thử các hương vị mới để tìm ra sản phẩm phù hợp với bản thân. Quảng cáo trà sữa lúc này cần nhấn mạnh vào các điểm nổi bật của các sản phẩm. Tránh làm khách hàng cảm thấy nhàm chán vì có quá nhiều sản phẩm không có điểm khác biệt nổi trội.
Đóng gói mọi thứ và mang đi!
Ngoại trừ tệp khách hàng đang có nhu cầu trải nghiệm sản phẩm. Tệp khách hàng còn lại đang ngày càng ưa chuộng sản phẩm đóng hộp. Các thương hiệu đang dần đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm đóng gói, pha sẵn khi khách hàng đang ngày càng “di chuyển” nhiều.
Các thương hiệu và chủ doanh nghiệp kinh doanh trà thông minh sẽ cân nhắc thêm các lựa chọn trà đóng hộp hoặc trà uống liền vào các dòng sản phẩm của họ vào năm 2024. Tuy nhiên, quảng cáo trà sữa với các sản phẩm đóng gói cần được tối ưu chất lượng sản phẩm. Bởi vì các sản phẩm đóng hộp cạnh tranh đang ngày càng đa dạng, phát triển hơn.
6. Gợi ý: Chiến lược quảng cáo trà sữa viral cho thương hiệu
6.1. Truyền thông kỹ thuật số
Các chiến dịch quảng cáo trà sữa ngày càng chuyển hướng vào kênh truyền thông kỹ thuật số. Như mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến và nền tảng video. Công nghệ giúp tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả và tạo ra trải nghiệm tương tác.
6.2. Cải thiện trải nghiệm sử dụng sản phẩm và chăm sóc khách hàng
Tập trung vào marketing câu chuyện thương hiệu, phục vụ nhu cầu tìm hiểu nguồn gốc sản phẩm của người tiêu dùng. Quảng cáo trà sữa thường tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm tích cực cho người tiêu dùng. Thông qua việc hiển thị hình ảnh và video người uống trà sữa, sử dụng, trải nghiệm quá trình làm ra sản phẩm.
6.3. Khuyến mãi, ưu đãi và quà tặng kèm
Các chiến dịch quảng cáo trà sữa thường đưa ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi và quà tặng. Các ưu đãi nhằm thu hút sự quan tâm, thúc đẩy khách hàng thường xuyên mua hàng.
ToCoToCo là thương hiệu trà sữa nổi tiếng trong sáng tạo các chương trinh ưu đãi cho khách hàng.
Kỉ niệm sinh nhật thương hiệu, ToCoToCo đã triển khai chương trình tặng quà, cụ thể là bình nước thủy. Thuận theo cơn sốt săn lùng vật phẩm lưu niệm của giới trẻ, chiến dịch đã mang lại thành công lớn cho thương hiệu.
Tuy nhiên, hoạt động ưu đãi cần được thực hiện theo một chiến lược nội dung và tần suất hợp lí. Không thể tuỳ ý tổ chức và không phải chương trình ưu đãi nào cũng có tác động tích cực tới người tiêu dùng.
Giá trị thương hiệu có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu như các chiến dịch khuyễn mãi, ưu đãi quá nhiều, không có mục đích cụ thể.
6.4. Hướng tới sự liên kết cộng đồng
Trà sữa thường là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.
Quảng cáo trà sữa có thể tạo liên kết tình cảm với khách hàng. Thể hiện rằng thương hiệu quan tâm đến cộng đồng của họ. Câu chuyện thương hiệu tập trung hướng tới nhu cầu khách hàng. Nhắm trúng vào tâm lí khách hàng giúp cho liên kết giữa thương hiệu và người tiêu dùng trở nên chặt chẽ hơn.
Kết luận
Quảng cáo trà sữa là một lĩnh vực quan trọng và đa dạng trong ngành đồ uống và thực phẩm. Nó đòi hỏi sự sáng tạo và tập trung vào trải nghiệm khách hàng. Cuối cùng mang lại thành công trong việc thu hút và giữ chân đối tượng mục tiêu.
Doanh nghiệp quan tâm giải pháp Digital Marketing, vui lòng gửi yêu cầu cho chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.
Connect With CleverAds