Digital Marketing Plan là một bản kế hoạch chi tiết giúp doanh nghiệp triển khai chiến dịch tiếp thị số. Để làm được điều này, marketer phải xác định mục tiêu kinh doanh, phân tích đối thủ, thị trường và rất nhiều việc khác nữa.
Trong bài viết nay, CleverAds sẽ giới thiệu đến doanh nghiệp cách làm một Digital Marketing Plan hoàn chỉnh nhé.
1. Digital Marketing Plan là gì?
Digital Marketing Plan là bản đồ hướng dẫn các mục tiêu chiến lược trong lĩnh vực tiếp thị số. Đồng thời, nó đề cập đến các hoạt động cụ thể cần triển khai để đạt được mục tiêu đó.
Kế hoạch này có thể bao gồm các mục tiêu kinh doanh, chiến lược kỹ thuật số và phân tích về môi trường cạnh tranh. Hơn nữa, việc đặt ra ngân sách và xác định kênh cũng quan trọng trong quá trình lập kế hoạch.
Digital Marketing Plan được coi là con đường chi tiết hướng dẫn cho các bước cụ thể cần thực hiện. Nếu kế hoạch không được xác định rõ ràng, những nỗ lực trong lĩnh vực tiếp thị số sẽ không mang lại hiệu quả.
2. Các yếu tố cần có trong Digital Marketing Plan
2.1. Content Marketing
Một khía cạnh thiết yếu của Digital Marketing Plan chính là nội dung. Content là phương tiện giúp bạn có thể kết nối với đối tượng mục tiêu của mình.
Phát triển chiến lược Content Marketing thành công có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận tệp khách hàng mới. Đồng thời thúc đẩy lòng trung thành của nhóm khách hàng hiện tại. Các loại Content Marketing phổ biến bao gồm:
- Emails
- Website content
- Bài đăng Blog
- Podcasts
- White papers
- Webinars
Highlands là một trong những thương hiệu rất chăm chút trên kênh Content Marketing. Họ có hẳn một lộ trình nội dung cho các tuần, bắt trend siêu đỉnh để thu hút khách hàng.
2.2. Social Media Marketing – Digital Marketing Plan
Social Media Marketing là một yếu tố phổ biến của Digital Marketing Plan. Mọi người sử dụng mạng xã hội để tạo, chia sẻ và tương tác với bạn bè. Điều này khiến Social Media trở thành một lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp.
Social Media Marketing cho phép các nhóm tiếp thị tiếp cận đúng đối tượng khách hàng của doanh nghiệp. Nó có thể bao gồm các nội dung miễn phí và có trả phí.
2.3. Email Marketing
Doanh nghiệp ngày nay thường đưa email vào Digital Marketing Plan của mình. Email cũng cho phép doanh nghiệp cá nhân hóa khách hàng.
Team Marketers có thể sử dụng thông tin thu thập để gửi nội dung quảng cáo. Dưới dạng văn bản, hình ảnh, liên kết và video nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, họ cũng cũng có thể gửi ưu đãi độc quyền và giảm giá dành cho khách hàng thân thiết của doanh nghiệp.
Starbucks thường xuyên gửi các voucher giảm giá, khuyến mãi để tri ân khách hàng qua Email Marketing.
Xem thêm: Tổng hợp những mẫu Email Marketing thu hút
2.4. Mobile Marketing
Khách hàng thường sử dụng điện thoại di động để tìm kiếm và mua sản phẩm online. Team Marketers có thể tối ưu hóa nội dung để tương thích với thiết bị di động. Đặc biệt là trang web, landing pages, email và quảng cáo. Bên cạnh đó, họ cũng có thể phân phối nội dung trực tiếp đến khách hàng qua SMS.
2.5. Video Marketing – Digital Marketing Plan
Video Marketing là một hình thức Digital Marketing cho phép doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu bằng video. Một số người dùng thích xem video hơn là đọc nội dung.
Doanh nghiệp có thể quay, chỉnh sửa và đăng tải video trên nhiều nền tảng. Bao gồm website,social media, blog và email.
McDonald’s thường đăng tải những video đồ ăn hấp dẫn trên các nền tảng Social Media của mình. Mục đích là thu hút và kích thích vị giác của khách hàng.
2.6. Advertising
Advertising bao gồm một loạt các công nghệ mà Marketers sử dụng để quảng bá sản phẩm. Trong khi một chiến lược Marketing tập trung vào quảng bá bằng việc kết nối với thị trường mục tiêu. Advertising lại liên quan đến việc duy nhất là bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
Quảng cáo trên Internet là một khía cạnh thiết yếu của kế hoạch Marketing. Nó giúp các công ty tiếp cận đối tượng và tăng lưu lượng truy cập website. Nền tảng của quảng cáo kỹ thuật số có thể bao gồm: social media, search engines, blogs, websites, podcasts…
2.7. Search Engine Optimization
Digital Marketing Plan cho phép doanh nghiệp tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền vào website của mình.
Việc mà Marketers cần làm là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Mục tiêu của SEO chính là xác định thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Từ đó có thể tạo nội dung hiển thị và thu hút khách hàng.
2.8. Web Analytics – Digital Marketing Plan
Giám sát chiến dịch Digital Marketing Plan cũng vô cùng quan trọng. Nó cho phép doanh nghiệp xác định xem chiến dịch có hoạt động tốt hay không. Doanh nghiệp có thể thực hiện phân tích trang web trong Digital Marketing Plan của mình. Một số loại KPIs mà doanh nghiệp cần quan tâm đến gồm:
- Traffic source
- Page views
- Impressions
- Click-through rate
- Conversion rate
- Returning visitors
3. Các bước nghiên cứu và tạo lập Digital Marketing Plan
3.1. Đặt mục tiêu cho Digital Marketing Plan
Đây là một trong những bước quan trọng nhất của Digital Marketing Plan. Thông thường, để lập mục tiêu chính xác, doanh nghiệp sẽ sử dụng mô hình SMART.
- Specific (Tính cụ thể): Mục tiêu đề ra phải cụ thể, dễ hiểu. Marketer nên đặt mục tiêu với con số rõ ràng, chẳng hạn như doanh thu tăng bao nhiêu, lợi nhuận đạt bao nhiêu…
- Measurable (Tính đo lường): Mục tiêu phải đo lường được. Yếu tố này thể hiện qua các con số như doanh thu theo ngày, tuần, tháng…
- Attainable (Tính phù hợp): Mục tiêu phù hợp với ngân sách, khả năng của công ty.
- Relevant (Mục đích chung): Mục tiêu cần phải hướng đến mục đích chung của tổ chức.
- Time-bound (Thời gian cụ thể): Mục tiêu có thời gian cụ thể để thực hiện. Marketer nên chia mục tiêu nhỏ theo tháng, tuần để hoàn thành.
3.2. Nghiên cứu, phân tích thị trường
Quá trình nghiên cứu và phân tích thị trường khá tốn kém và cần có đơn vị chuyên môn thực hiện. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chưa có đủ nguồn nhân lực thì có thể nghiên cứu 3 yếu tố sau:
Khách hàng
Đây chính là việc không thể thiết trong quá trình lập kế hoạch Digital Marketing. Doanh nghiệp phân tích khách hàng càng chi tiết thì càng có thêm dữ liệu khai thác.
Một số thông tin doanh nghiệp cần nắm được gồm:
- Nhân khẩu học: Giới tính, tuổi, vị trí địa lý, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân…
- Lối sống: Sở thích, thói quen, hành vi, nhận thức…
- Vấn đề địa lý, vùng miền, văn phục tập quán
Đối thủ
Phân tích đối thủ là việc không hề đơn giản và gây tốn kém. Song, doanh nghiệp có thể tận dụng các kênh online để đánh giá đối thủ. Kết thúc quá trình này, Marketer phải tìm ra lời giải cho các câu hỏi sau:
- Đối thủ của công ty là ai?
- Tốc độ tăng trưởng của đối thủ như thế nào?
- Thị phần của họ trên thị trường ra sao?
- Chiến dịch Digital Marketing của đối thủ có gì khác so với công ty?
Sản phẩm
Digital Marketing Plan sẽ đưa các giải pháp phục vụ cho việc kinh doanh và phát triển sản phẩm trên môi trường Digital. Trong đó, sản phẩm luôn là trung tâm. Doanh nghiệp cần phân tích được ưu nhược điểm của sản phẩm, dịch vụ. Đây chính là tư liệu quý giá trong quá trình truyền tải thông điệp đến khách hàng.
3.3. Xây dựng thông điệp truyền tải
Thông điệp chính là phần không thể thiếu trong các Digital Marketing Plan. Nó chính là thứ gắn kết doanh nghiệp với khách hàng. Để tạo ra được thông điệp ý nghĩa, doanh nghiệp cần trả lại những câu hỏi sau:
- Sản phẩm doanh nghiệp giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng?
- Lý do khách hàng nên tin tưởng và sử dụng sản phẩm của bạn?
3.4. Lên kế hoạch và lựa chọn công cụ truyền tải
Sau khi đã có được mục tiêu, nghiên cứu đối thủ, khách hàng, sản phẩm, doanh nghiệp cần lựa chọn công cụ truyền tải. Theo đó, một số nền tảng có lượng người dùng Việt Nam lớn gồm Google, Facebook, TikTok, Youtube và Email.
3.5. Thiết lập ngân sách, nguồn lực
Các công ty nhỏ cần bỏ ra từ 30-50 triệu để thực hiện một Digital Marketing Plan. Việc này bao gồm phí xây dựng duy trì hệ thống và quảng cáo hàng tháng. Với những doanh nghiệp lớn, chi phí sẽ nhiều hơn. Song, ngân sách nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào định hướng, quy mô và mục tiêu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần một nguồn lực nhất định để vận hành Digital Marketing Plan. Doanh nghiệp cần phân bổ nhân sự hiệu quả để đảm bảo tiến độ của chiến dịch.
3.6. Đo lường, đánh giá
Bước cuối cùng trong Digital Marketing Plan là đo lường và đánh giá. Thông thường, chu kỳ đánh giá của doanh nghiệp sẽ là 1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng.
Quá trình này sẽ đánh giá điểm mạnh, yếu trong chiến dịch. Để từ đó mọi người cùng rút kinh nghiệm và có những hướng đi mới.
4. Mẫu Digital Marketing Plan
4.1. Digital Marketing Plan Template
Sử dụng mẫu dưới để xây dựng kế hoạch tiếp thị kỹ thuật số trên mạng xã hội. Theo dõi thành công của chiến dịch theo từng tháng.
4.2. Mẫu Digital Strategic Marketing Plan
Digital Marketing Plan Template giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu của chiến dịch tiếp thị. Nhờ vậy, có thể lập kế hoạch, triển khai và theo dõi sự thành công của chiến dịch đó.
4.3. Mẫu Digital Marketing Project Plan
Sử dụng Digital Marketing Project Plan Template để xem theo tuần và theo tháng về dự án. Doanh nghiệp gán ID nhiệm vụ, tên nhiệm vụ, mức độ ưu tiên, theo dõi tình trạng. Ngoài ra còn thêm ngày bắt đầu, kết thúc dự kiến và thực tế cũng như ghi chú tiến độ.
4.4. Mẫu Digital Marketing Project Plan Checklist
Theo dõi tiến độ kế hoạch dự án tiếp thị kỹ thuật số bằng mẫu trên. Nhập các việc làm chính, phụ, nhân viên được giao, thời hạn và trạng thái hoàn thành.
5. Digital Marketing Plan – Lời kết
Digital Marketing Plan giúp doanh nghiệp có thể xác định mục tiêu kinh doanh thông qua digital. Ngoài ra, marketers cũng có thể tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu để bán sản phẩm. CleverAds hy vọng bài viết trên đã giúp doanh nghiệp sẽ hiểu hơn về kế hoạch Digital Marketing nhé.
Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ tới CleverAds TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất.
Connect With CleverAds
Connect With CleverAds