Chuyển đổi số trong giáo dục Việt Nam: Thực trạng & giải pháp

Chuyển đổi số trong giáo dục đang trở thành xu hướng mới và không thể thiếu trong thế giới hiện nay. Cùng với sự phát triển mạnh của công nghệ 4.0, giáo dục đã và đang trải qua những bước tiến mới trong cuộc cách mạng công nghệ số.

Trong bài viết dưới đây, CleverAds sẽ giúp bạn tìm hiểu khái niệm chuyển đổi số trong giáo dục, cơ hội, thách thức và giải pháp để sử dụng thành công.

1. Chuyển đổi số trong giáo dục là gì?

Chuyển đổi số trong giáo dục là việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động dạy học.

Mục đích: nâng cao chất lượng giảng dạy và trải nghiệm đào tạo mới cho người học. Giúp việc tiếp thu kiến thức không còn nhàm chán, khuyến khích thay đổi quan điểm về chất lượng giáo dục hiện tại.

Hiện nay, chuyển đổi số trong giáo dục thường gồm 3 hình thức chính:

  • Ứng dụng trong quản lý, vận hành tổ chức
  • Số hóa công cụ giảng dạy, cơ sở vật chất
  • Triển khai công nghệ thực tế ảo, mang đến những chuyến tham quan về cơ sở giáo dục.

2. Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục Việt Nam

Chuyển đổi số trong giáo dục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Dưới đây là một số lợi ích mà giáo dục nước ta nhận được khi tiến hành chuyển đổi số thành công,

2.1. Thông tin đa dạng

Sinh viên có thể tìm kiếm bất kỳ thông tin bài học trên Internet. Đây chính là những nguồn kiến thức bổ ích giúp các em cải thiện kết quả học tập của mình.

2.2. Linh hoạt trong học tập

Hiện nay, các lớp học trực tuyến qua nhiều nền tảng khác nhau như Zoom, Teams và Google Meets. Qua đó, nó giúp học sinh có thể học tập ở mọi lúc, mọi nơi, tương tác, trao đổi kiến thức dễ dàng, tiện lợi.

2.3. Phổ cập kiến thức cho sinh viên

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ trở thành lực lượng lao động chính của đất nước.

Vì vậy, chuyển đổi số trong giáo dục sẽ giúp sinh viên trau dồi kiến thức kỹ thuật số ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều này sẽ giúp ích lớn cho công việc trong tương lai.

2.4. Tương tác nhiều hơn

Giờ đây, giáo viên có thể cung cấp cho sinh viên những phương pháp học tập mới lạ. Họ có thể chia sẻ thông tin mới qua các công cụ hiện đại như iPad, máy chiếu, AR/VR, AI…

3. Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục năm 2024

Các quốc gia trên khắp thế giới đang tập trung vào việc triển khai chiến lược chuyển đổi số, tập trung vào giáo dục và đào tạo. Nhiều quốc gia phát triển như: Anh, Úc, Đan Mạch và Estonia, đã thúc đẩy sự đa dạng chuyển đổi số qua nhiều khía cạnh cuộc sống.

Chuyển đổi số được thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Điển hình như: kinh tế, văn hóa, y tế, nông nghiệp, du lịch, giao thông và giáo dục.

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu

Việt Nam chúng ta cũng phải nỗ lực để theo kịp xu hướng chung của thế giới. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và đề án đặc biệt để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số trong giáo dục. Hiện tại, có khoảng 60+ cơ sở giáo dục nước ta đã bắt đầu triển khai chiến lược chuyển đổi số.

4. Cơ hội khi chuyển đổi số trong giáo dục thành công

Chuyển đổi số trong giáo dục đã mở ra nhiều triển vọng cho việc nâng cao và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục Việt Nam. Nó giúp chúng ta thích nghi với nhu cầu học tập trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0. Một số cơ hội mà quá trình này mang lại như:

4.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng

Sự phát triển của công nghệ thông tin và internet mang đến cơ hội lớn cho giáo dục trực tuyến. Quá trình đầu tư vào cơ sở hạ tầng bao gồm việc cung cấp mạng internet nhanh và ổn định, sẽ thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số trong giáo dục.

4.2. Kết hợp công nghệ vào quá trình giảng dạy

Công nghệ đóng góp vào việc nâng cao phương pháp giảng dạy, tạo ra một môi trường học tốt hơn.

Một số công cụ như bảng trắng thông minh, phần mềm giáo dục hay ứng dụng di động sẽ cải thiện sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Qua đó khuyến khích sự sáng tạo và phát triển kỹ năng tư duy.

4.3. Ứng dụng AI trong giáo dục

Trí tuệ nhân tạo sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành giáo dục Việt Nam.

Bao gồm: cá nhân hóa hệ thống học tập, phân tích dữ liệu học tập và hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học. Việc ứng dụng AI vào giảng dạy sẽ nâng cao hiệu quả học tập và đáp ứng nhu cầu đa dạng học học sinh.

5. Những thách thức chuyển đổi số trong giáo dục

Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho ngành giáo dục Tuy nhiên, quá trình này cũng còn một số khó khăn nhất định như:

5.1. Không muốn thay đổi

Nhiều tổ chức giáo dục cảm thấy lo lắng về vấn đề công nghệ thay thế cho giáo dục truyền thống, ngại bước ra khỏi vùng an toàn.

5.2. Quá trình tiếp cận chuyển đổi số ở vùng xa còn nhiều khó khăn

Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hạ tầng Internet và thiết bị công nghệ chưa đảm bảo. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý giáo dục, dạy và học.

5.3. Thiếu hụt kỹ năng liên quan

Phải thừa nhận rằng không phải nhà giáo nào cũng có thể hiểu biết toàn diện về cách sử dụng công cụ và giải pháp kỹ thuật trong dạy học.

Vì vậy, họ cần phải tham gia các lớp đào tạo để cập nhật kiến thức công nghệ liên tục. Từ đó mới có thể thiết lập nền tảng học tập trực tuyến và phân phối bài tập kỹ thuật số cho học sinh của mình.

6. 4 giải pháp chuyển đổi số trong ngành giáo dục hiệu quả

Quá trình chuyển đổi số trong giáo dục tại Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức lớn. Do đó, cần phải có những biện pháp, chiến lược dài hạn với một kế hoạch chi tiết để cải thiện việc này:

6.1. Nâng cao nhận thức

Chuyển đổi số trong giáo dục đòi hỏi sự chuyển mình mạnh mẽ, bắt đầu từ việc thay đổi tư duy và nhận thức của mỗi cá nhân.

Vì vậy, tăng nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số tới cán bộ nhà trường là điều cần thiết. Thông qua đó, họ mới có thể hợp tác để xây dựng một văn hóa số trong lĩnh vực giáo dục.

Các cơ sở giáo dục cần tiến hành nâng cao nghiệp vụ về công nghệ thông tin cho toàn bộ nhân sự. Điều này bao gồm: cải thiện kỹ năng sử dụng công cụ và bảo mật an toàn thông tin trong môi trường số hóa.

Giờ đây, giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Họ có thể áp dụng công nghệ số vào phương pháp giảng dạy, mở ra nhiều cơ hội mới để nâng cao chất lượng giáo dục. Từ đó giúp học sinh Việt Nam phát triển toàn diện trong một thế giới số hóa hiện đại.

6.2. Cải thiện bộ cơ sở dữ liệu

Các cơ sở giáo dục phải tập trung vào việc triển khai quản lý hệ thống, chia sẻ dữ liệu để đảm bảo tính đồng bộ trong giáo dục.

Chẳng hạn: chuyển đổi mọi tài liệu từ dạng giấy sang dạng điện tử, nâng cấp hệ thống hạ tầng Internet, cung cấp các thiết bị hỗ trợ quá trình giảng dạy và học. Tất cả nhằm tạo cơ hội học tập công bằng cho tất cả học sinh ở bất kể khu vực kinh tế và xã hội nào.

6.3. Xây dựng hạ tầng Internet và các thiết bị công nghệ hiện đại

Hạ tầng Internet và các trang thiết bị phải được cải tiến và đổi mới khi tiến hành chuyển đổi số trong giáo dục.

Các đơn vị giáo dục tăng cường kết nối công nghệ hiện đại như: AI, Big Data, IoT, Blockchain với cơ sở dữ liệu để thu thập thông tin. Từ đó, đưa ra dự đoán và những tinh chỉnh dịch vụ phù hợp tới người học.

6.4. Ứng dụng các phần mềm quản lý

Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách sẽ đảm bảo quyền lợi cho người học. Qua đó, các trường cần thống nhất một số quy định liên quan đến:

  • Khai thác và chia sẻ thông tin, dữ liệu
  • Hình thức giảng dạy
  • Quản lý các khóa học online

Một trong những hình thức được nhiều trường học áp dụng khi thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục là áp dụng các phần mềm quản lý. Chúng được tích hợp nhiều tính năng vượt trội, giúp nhà trường quản lý hồ sơ, giảng dạy một cách nhanh chóng.

Kết luận

Bài viết trên của CleverAds đã giúp bạn hiểu được chuyển đổi số trong giáo dục là gì, thực trạng sử dụng hiện nay. Kèm theo đó là những cơ hội, thách thức của quá trình chuyển đổi số. Hy vọng bạn đã nắm được những thông tin hữu ích và tận dụng tối đa giá trị của công nghệ trong cuộc sống nhé.

Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ tới CleverAds TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds

    document.getElementById( “ak_js_44” ).setAttribute( “value”, ( new Date() ).getTime() );

    Comments

    No comments yet. Why don’t you start the discussion?

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *