Chiến dịch Tết được định nghĩa như thế nào? Chiến dịch Tết bao gồm các loại hình nào? Cùng CleverAds đánh giá tổng thể về xu hướng trên thị trường hiện nay.
1. Tổng quan “Chiến dịch Tết”
Chiến dịch Tết là chiến dịch marketing được thực hiện trước dịp Tết Nguyên đán (Tết cổ truyền) của người Việt và được phân bổ qua nhiều kênh truyền thông khác nhau của doanh nghiệp.
Chiến dịch Tết thường được lên kế hoạch và tổ chức trước dịp Tết Nguyên đán khoảng 3-4 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Chúng thường đi kèm với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn mang màu sắc đặc trưng của dịp Tết để tăng trưởng doanh thu, kích thích mua sắm, thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy mối quan hệ gắn bó với khách hàng.
>> Xem thêm: Content creation & Giải phóng tiềm năng sáng tạo 2024
2. Loại hình chiến dịch
Chiến dịch Tết trong những năm gần đây thường được phân loại theo loại hình chiến dịch và thông điệp truyền thông (key massage). Các loại chiến dịch Tết sẽ được lựa chọn theo nhu cầu, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và thông điệp cốt lõi nhãn hàng muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu.
2.1. Branding Campaign (Chiến dịch thương hiệu)
Chiến dịch “Ví MoMo – Tết gần xa, cùng về “nhà”. Bằng cách tiếp cận với thông điệp “nhà không phải là một địa điểm, nhà chính là nơi những người thân thương nhất cùng hội tụ”. MoMo đã tập trung khai thác nhu cầu dịch vụ di chuyển ngày Tết và kể câu chuyện bố mẹ đặt vé xe, vé tàu cho con mình. Quảng cáo này đã nhấn mạnh được tính đơn giản, dễ dùng và thanh toán thuận tiện của ứng dụng MoMo.
Một chiến dịch Tết đã định vị được phong cách cốt lõi của thương hiệu là “Comfort – Áo xuân tươi màu, disco xin vía”. Với MV Tết rực rỡ sắc màu kết hợp với Tóc Tiên, hãng đã chớp thời cơ để quảng bá sản phẩm hương thơm lâu và công nghệ dệt bền, không nhăn bằng trang phục tươi mới đầu năm. Điểm mấu chốt được thể hiện khá rõ ràng, với nước xả Comfort, phụ nữ luôn có vẻ ngoài quyến rũ, đoan trang và diện quần áo mới quanh năm.
2.2. Promotion Campaign (Chiến dịch ưu đãi)
Promotion Campaign chiếm ưu thế khá lớn trong các loại chiến dịch Tết vì đánh vào thị hiếu muốn được tặng quà vào dịp Tết Nguyên đán của mọi người.
Các chiến dịch nổi bật có thể kể đến chiến dịch “Tết này là của chúng mình” – tặng thẻ game Thật hay Thách với hoá đơn từ 199.000đ của Highlands; KFC với “Lì xì Tết sang – Lộc vàng như ý” – cơ hội trúng 68 chỉ vàng 9999; chiến dịch “Tết an khang – Tràn sức khoẻ” của nhà thuốc An Khang với loạt hoạt động như minigames, cơ hội trúng 10 Iphone 14 Promax với hoá đơn trên 100.000đ; “Tết khỏe như ý – Hoan hỉ cả năm” của FPT Long Châu với cơ hội trúng vàng, nhận lì xì và hàng triệu phần quà.
2.3. CSR Campaign, Brand Event Marketing và Launching Campaign
CSR Campaign, Brand Event Marketing và Launching Campaign tỉ lệ ít hơn hẳn so với hai loại hình marketing Tết trên.Tuy vậy, chúng vẫn được sử dụng nhằm đem lại giá trị, tiếng tăm cho doanh nghiệp và nâng cao nhận thức khách hàng. Nổi bật nhất trong hàng CSR là OMO Việt Nam với chiến dịch Tết 2024 – “Tết biết ơn – Gửi ngàn lời tri ân đến những anh hùng thầm lặng”.
OMO muốn gửi gắm đến mọi người rằng đừng sợ “lấm bẩn” hay trốn tránh những việc có ích cho xã hội với thông điệp:
“Đã làm nhiệm vụ thì đâu có sợ dơ”.
OMO khen ngợi những người công nhân vất vả ngày đêm giữ gìn thành phố xanh sạch đẹp và những người mẹ của những hộ gia đình yêu thương đã mang những đứa trẻ từ bãi rác và những ngôi nhà bỏ hoang về chăm sóc chúng bên cạnh câu chuyện về những anh kiểm lâm phụ trách giữ rừng không thể về quê đón Tết.
Trong bối cảnh chiến dịch Tết 2024, hàng loạt nhãn hàng thuộc ngành hàng thức uống có cồn và không cồn đã tổ chức đại hội âm nhạc, đêm countdown để quảng bá thương hiệu.
Ví dụ: “Tiger Remix 2024” của Tiger với sự góp mặt của Huyền thoại Kpop CL; “Heineken Countdown Party 2024” của Heineken có sự tham gia của DJ Hyo, Diva Thu Minh, etc.; Sự kiện “Bàn ăn vượt thời gian” của Coca-Cola đã phá kỷ lục thế giới về bàn ăn vượt thời gian lớn nhất với hơn 1.000 gia đình Việt Nam tham gia.
3. Thông điệp truyền thông (Key message)
Các chiến dịch Tết sẽ mang các chất liệu truyền thông khác nhau, nhưng chủ yếu rơi vào 4 nhóm insight chính. Bao gồm, Homing, Celebration, New Beginning, Appreciation.
Homing
Năm 2021, Honda bắt đầu chiến dịch Tết bằng MV “Đi về nhà” được đạo diễn bởi Thành Đồng và trình bày bơi Đen Vâu và JustaTee. Key message của chiến dịch là “Chở hạnh phúc trên mỗi bước con qua/ Để dẫu nơi xa, luôn có “nhà” bên cạnh”.
Celebration
Heineken tổ chức hành trình “Đón lễ hội kỳ diệu” năm 2022 qua hoạt động trực tuyến: “Trao quà diệu kỳ”. Đây là nơi để bày tỏ yêu cầu về quà tặng cho những người thân yêu của mình nhằm ăn mừng cho một năm mới tốt đẹp.
New Beginning
2019 Mirinda tung MV “Chuyện cũ bỏ qua” cùng hashtag #LaughAwayTheGrudgeWithMirinda với insight rằng Tết là để trút bỏ những điều tiêu cực của năm cũ và đón nhận sự phấn khởi của một năm mới. Trở thành đại sứ vì hòa bình Mirinda lan tỏa câu nói “chuyện cũ bỏ qua – Tết Mirinda, Tết cười thả ga!” để kết thúc xung đột và tận hưởng niềm vui.
Appreciation
Coca-Cola tung TVC quảng cáo Tết 2022 “Mang kỳ diệu về nhà”: công nhận những điều kỳ diệu thực sự xuất phát từ sự kết nối. Bằng cách gửi một thông điệp giản dị, tích cực và tươi sáng, Coca-Cola muốn nhắn gửi rằng việc chia sẻ và kết nối với những người yêu thương và cộng đồng của mình sẽ tạo ra một cái Tết kỳ diệu đích thực.
4. Xu hướng trên thị trường về chiến dịch Tết
4.1. Đẩy mạnh quảng cáo chiến dịch Tết trên mạng xã hội
Xu hướng chung của mọi người trong thời đại ngày nay là dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội. Hầu hết các thương hiệu đều có kênh thông tin chính thức trên mạng xã hội; vì vậy, sử dụng chúng như kênh truyền thông chính cho campaign là hợp lý để tăng tối đa brand love và lượng thảo luận trung bình (average buzz) cho chiến dịch.
Về mặt hình thức, chứng kiến hiệu quả của những chiến dịch Tết đi trước, những năm sắp tới, marketer có xu hướng đầu tư sản xuất MV ca nhạc, TVC đánh vào tình cảm người xem và phát triển dòng video ngắn trên nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok.
4.2. Công nghệ AI
Theo xu hướng chung của thế giới với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI), thương hiệu có thể tận dụng để xây dựng filter AR (thực tế ảo) gắn với những hình ảnh đặc trưng của campaign ngày Tết. Các nhãn hàng có thể tạo dựng chủ đề “challenge” trên TikTok, Facebook, Instagram và biến chúng thành cuộc thi với sự tham gia của các TikToker/ KOLs/ Influencers cùng phần thưởng cho người chiến thắng là những gói quà Tết.
4.3. Hoạt động đẩy mạnh chiến dịch Tết lan tỏa yêu thương
Những chiến dịch CSR, hoạt động vì cộng đồng cũng khơi dậy sự đồng cảm và nâng điểm trong mắt người tiêu dùng. Điều này giúp doanh nghiệp có điểm mạnh về hành động vì xã hội và tăng trưởng doanh thu, tăng tính tiếp cận dịp Tết. Đồng thời, sự lồng ghép đa dạng các hình thức Marketing khác nhau cũng giúp chiến dịch Tết của doanh nghiệp thật ý nghĩa và sáng tạo.
Trên phương diện khác, các nhãn hàng có thể đánh vào nhu cầu chi tiêu ngày Tết (vừa tiết kiệm vừa có ích) qua việc cung cấp sản phẩm khuyến mãi, combo gói quà ngày Tết. Tựu chung, thông điệp của các chiến dịch Tết nên đánh thẳng vào trái tim người xem, khơi gợi họ những cảm xúc về tình thân, tình thương và sự thức tỉnh về những giá trị nhân bản của cuộc sống đời thường.
>> Xem thêm: Xu hướng quảng cáo Trung Thu nổi bật trong mùa lễ hội 2024
5. Lời kết
Như vậy, chiến dịch Tết không chỉ là chiến dịch mùa lễ hội đơn thuần mà còn là cơ hội để các nhãn hàng xây dựng mối quan hệ vững mạnh với khách hàng thông qua việc thấu hiểu họ trên mặt tình cảm và cung cấp cho họ những sản phẩm, dịch vụ hợp thời.
Điều quan trọng nhất của chiến dịch Tết thành công chính là đưa sự sáng tạo, góc nhìn mới vào việc vận dụng insight và phát triển sản phẩm, hình thức marketing để đồng cảm và hướng khách hàng về cảm giác được yêu thương.
DOANH NGHIỆP QUAN TÂM VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC MARKETING HIỆU QUẢ, VUI LÒNG LIÊN HỆ CLEVERADS ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NHANH NHẤT!!
Connect With CleverAds