Làm thế nào để xác định chi phí quảng cáo Google? Yếu tố nào giúp tối ưu hóa chi phí khi quảng cáo Google? Cùng CleverAds giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
1. Lợi ích sử dụng và xác định chi phí quảng cáo Google
Quảng cáo Google là công cụ tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả. Đặc biệt, khi chứa những từ khóa có lưu lượng tìm kiếm cao và đồng thời mô tả sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Google Search Ads định hướng quảng cáo tiếp cận mục tiêu với thời gian, địa điểm và ngôn ngữ cụ thể. Mục tiêu nhằm tối đa hiệu quả chiến dịch và hiệu suất. Từ đó đạt được KPI đề ra và tiếp cận nhóm đối tượng mục tiêu chính xác.
Google là công cụ tìm kiếm với thị phần đến 85,53%
2. Quy trình xác định chi phí quảng cáo Google
Thiết lập chi phí quảng cáo Google được thực hiện thông qua các bước sau:
2.1. Lựa chọn mục tiêu quảng cáo Google
Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu chiến dịch. Ví dụ: tăng doanh số, tăng nhận thức thương hiệu, hoặc tăng lưu lượng trang web. Mục tiêu quảng cáo là nền tảng để lựa chọn các chiến thuật quảng cáo phù hợp. Quan trọng hơn cả là cách thức thiết đặt mức chi phí hợp lý.
Hoạt động xác định mục tiêu quảng cáo giúp lựa chọn hình thức quảng cáo tương ứng với hành vi tìm kiếm và thói quen truy cập của đối tượng mục tiêu. Bên cạnh đó, Google cung cấp nhiều hình thức quảng cáo như:
- Quảng cáo tìm kiếm
- Quảng cáo hiển thị
- YouTube Ads
- Chiến dịch ứng dụng
Đọc thêm: Google Ads là gì? Trọn bộ cách chạy hiệu quả năm 2024
2.2. Thiết lập ngân sách chiến dịch quảng cáo Google
Google cho phép thiết lập ngân sách quảng cáo theo ngày hoặc theo tổng ngân sách dựa trên chiến dịch quảng cáo. Doanh nghiệp cần xác định ngân sách quảng cáo hàng ngày hoặc hàng tháng mà họ sẵn lòng chi trả cho quảng cáo trên Google. Ngân sách có thể được đặt theo mức số tiền cố định hoặc dựa trên mục tiêu hoặc hiệu quả quảng cáo mà bạn mong muốn đạt được.
2.3. Định mức chi phí quảng cáo Google
Trên các nền tảng quảng cáo trực tuyến, doanh nghiệp có thể đặt mức chi phí tối đa trên mỗi lần nhấp chuột (CPC) hoặc mỗi nghìn lượt hiển thị (CPM). Đặc biệt, trong quá trình hoạt động, Google sẽ so sánh các yếu tố như:
- Ngân sách của doanh nghiệp
- Đối tượng mục tiêu
- Mức độ cạnh tranh
Để quyết định vị trí hiển thị quảng cáo và chi phí tương ứng. Sau đó, doanh nghiệp có thể căn cứ để đưa ra lựa chọn tối ưu chi phí cũng như so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
3. Hình thức chi phí của quảng cáo Google trên thị trường
Quảng cáo Google sử dụng hình thức tính giá theo các phương thức sau:
3.1. (CPC) Chi phí trên mỗi nhấp chuột
Đây là hình thức phổ biến nhất. Trong đó, chi phí cần trả khi người dùng nhấp vào quảng cáo của họ. Giá được xác định dựa trên mức đấu thầu và cạnh tranh từ các nhà quảng cáo khác đối với cùng một từ khóa hoặc vị trí quảng cáo.
3.2. (CPM) Chi phí trên mỗi nghìn lượt hiển thị
Doanh nghiệp phải trả phí cho mỗi1.000 lượt hiển thị quảng cáo. Đây thường được sử dụng cho quảng cáo hiển thị trên Google Display Network.
3.3. (CPV) Chi phí trên mỗi lượt xem
Hình thức tính giá dành cho quảng cáo video trên YouTube. Doanh nghiệp chỉ phải trả phí khi người dùng xem quảng cáo video của họ hoặc tương tác với nó.
3.4. (CPA) Chi phí cho mỗi hành động
Phương pháp quảng cáo trực tuyến mà người quảng cáo chỉ trả tiền khi người dùng thực hiện một hành động cụ thể. Hành động đó có thể là việc đăng ký, mua hàng, hoặc bất kỳ hành động nào mà người quảng cáo xác định và đưa ra mục tiêu.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo Google
4.1. Mức độ và vị trí quảng cáo Google
Số lượng quảng cáo mà bạn chạy cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo, với việc đấu thầu cao, chi phí sẽ tăng. Nếu muốn đặt ngân sách hằng tháng thay vì hằng ngày, bạn có thể tính toán ngân sách hằng tháng bằng cách nhân ngân sách trung bình hằng ngày với 30,4 (số ngày trung bình mỗi tháng). Bên cạnh đó, vị trí địa lý chiến dịch nhắm đến cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí. Khu vực có tính cạnh tranh cao có khả năng khiến chi phí cao hơn.
4.2. Mức độ cạnh tranh của thị trường
Độ lớn và mức độ cạnh tranh của ngành hàng có ảnh hưởng lớn đến chi phí chạy quảng cáo Google.
Theo đó, nếu ngành hàng có nhiều nhà quảng cáo cạnh tranh. Đặc biệt, những người muốn xác định quảng cáo cho cùng một từ khóa hoặc vị trí quảng cáo, chi phí chạy quảng cáo có thể tăng lên. Điều này là do mức đấu thầu cao hơn giữa các nhà quảng cáo để hiển thị quảng cáo của họ.
Để xác định xem liệu ngành hàng của mình có thuộc top những ngành hàng có mức cạnh tranh cao hay không, doanh nghiệp có thể lên Google và tìm các từ khóa liên quan đến ngành. Kết quả tìm kiếm càng cao thì mức độ cạnh tranh của ngành hàng càng lớn, dẫn đến CPC sẽ có giá thành cao.
Trung bình CPC Google Ads mỗi tháng giao động từ 1.000 USD – 10.000 USD. Google tìm kiếm: 1 – 2 USD; Google hiển thị là 1 USD. Tuy nhiên, chi phí quảng cáo Google Ads có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như ngành, mục tiêu chiến dịch và mạng quảng cáo.
4.3. Xu hướng tiêu dùng trong thời gian thực
Xu hướng tiêu dùng thay đổi liên tục gây ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành hàng như: bất động sản, đồ decor mùa lễ hội, chương trình tuyển sinh,v.v. Trong các dịp lễ hội, giảm giá đồng loạt khuyến khích mua sắm như: Black Friday, Cyber Monday; hoặc ngày lễ đặc biệt như: Giáng sinh, Tết Nguyên đán, người tiêu dùng thường có xu hướng tìm kiếm và mua hàng nhiều hơn.
Do đó, trong những thời điểm này, sự cạnh tranh và chi phí quảng cáo trên Google có thể tăng cao do sự tăng cường của nhu cầu mua hàng và sự cạnh tranh giữa các nhà quảng cáo. Những “trend’” thu hút nhiều chú ý của thị trường có thể dẫn đến mức giá thầu tăng vọt với tốc độ nhanh hơn và cao hơn.
5. Phương pháp tối ưu chi phí quảng cáo Google
5.1. Chỉ số ROI và tỉ lệ chuyển đổi
Nếu tài khoản Google Ads hiện tại của bạn không thể cung cấp báo cáo chỉ số ROI, hãy tìm đến sự trợ giúp của đối tác ưu tiên của Google. Doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra doanh thu nhận được từ quảng cáo. Quy trình này sẽ xác định tỉ lệ sự thành công của chiến lược quảng cáo trả phí.
Sẽ rất khó xác định phương án cải thiện nếu không đo lường tỉ lệ chuyển đổi và doanh số theo thời gian cụ thể và duy trì đều đặn. Trong trường hợp điều này xảy ra, doanh nghiệp có thể mất một khoản đáng kể vào tay đối thủ cạnh tranh của mình.
5.2. Nghiên cứu từ khóa
Hãy xác định và nghiên cứu các từ khóa phù hợp cho chiến dịch quảng cáo. Tìm từ khóa có tỷ lệ nhấp chuột (CTR) cao, ít cạnh tranh và liên quan chặt chẽ đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều này giúp tối ưu hóa mức độ chất lượng và giảm chi phí. Bên cạnh đó, có sự chênh lệch rất cao giữa chi phí bỏ ra cho quảng cáo và giá trị thực mang lại. Vì vậy, việc nghiên cứu rõ ràng từ khóa có thể loại bỏ các từ khóa không hiệu quả mang lại giá trị thấp cho chiến dịch.
Các từ khóa về “BLACKPINK” trở nên sôi động
5.3. Điều chỉnh giá thầu chi phí quảng cáo Google
Một trong những cách tiếp theo để tối ưu quảng cáo trên Google là điều chỉnh giá thầu quảng cáo. Theo đó, Google Ads hiện tại đang có hai loại giá thầu chính là: CPC thủ công và CPC nâng cao cao.
Phương pháp đặt giá thầu thủ công CPC, cho phép doanh nghiệp tự đặt chi phí cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo và CPC nâng cao sẽ đặt số tiền giá thầu thay cho doanh nghiệp. Đặt chi phí phù hợp với nhu cầu của chiến dịch sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch khi vẫn có một mức giá phù hợp với nền tảng của doanh nghiệp.
5.4. A/B Testing
Google cung cấp tính năng thử nghiệm A/B tích hợp sẵn trong Google Ads, gọi là “Tách biệt phân phối” (Campaign Drafts & Experiments). Là công cụ thử nghiệm và so sánh hiệu quả khi thay đổi một số thành phần trong chiến dịch quảng cáo riêng biệt. Tính năng “Tách biệt phân phối” sẽ đánh giá và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế. Từ đó, doanh nghiệp sẽ chọn được phương án phù hợp nhất với chi phí chiến dịch.
5.5. Định dạng quảng cáo Google Ads
Hãy xem xét và thử kết hợp các định dạng mới Google có thể gợi ý cho tài khoản quảng cáo của doanh nghiệp như: Google Display Network, YouTube Ads hoặc quảng cáo trên mạng xã hội để mở rộng phạm vi quảng cáo và kiểm soát chi phí. Điều này cho phép quảng cáo được phân phối trên các trang web, ứng dụng và video trên mạng lưới của Google. Từ đó, tăng cơ hội tiếp cận khách hàng mục tiêu đồng thời doanh nghiệp có thêm phương án áp dụng cho những chiến dịch sau.
Kết luận Chi phí quảng cáo Google
Chi phí quảng cáo Google sẽ thay đổi tùy theo mục đích và chiến dịch của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tham khảo các thông tin của CleverAds để tối ưu hóa chiến lược quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của mình.
Nếu doanh nghiệp cần các giải pháp Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại CleverAds.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.
Connect With CleverAds