Sử dụng Story Facebook được coi là phương pháp marketing miễn phí, tận dụng chính trang mạng xã hội của doanh nghiệp để sáng tạo nội dung quảng cáo. Cùng CleverAds tìm hiểu ngay cách đăng Story Facebook thu hút sự chú ý của khách hàng và đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao!
1. Hiểu về Story Facebook
Story Facebook là định dạng nội dung sống động, cho phép người dùng xem và chia sẻ khoảnh khắc thông qua ảnh và video. Nếu không chọn lưu lại, nội dung này sẽ biến mất trong vòng 24 giờ.
Thông thường, Story Facebook xuất hiện đầu trang tin, vị trí nổi bật nhất. Vì thế, có hơn nửa tỷ người truy cập Facebook Stories hàng ngày. Story Facebook mang đến cập nhật theo thời gian thực. Từ đó, tăng lưu lượng truy cập bài đăng hoặc chia sẻ trong giới hạn 24 giờ.
>> Đọc thêm: TikTok Creator Marketplace: Khai thác và sử dụng tối đa lợi ích
2. Lợi ích sử dụng Story Facebook cho doanh nghiệp
Ngay cả khi bạn đang sử dụng hình ảnh tĩnh, bạn có thể thêm chuyển động, chuyển tiếp và văn bản để kể một câu chuyện vượt xa một bản trình chiếu thông thường.
Hơn 58% người dùng Facebook cho biết đã truy cập website của thương hiệu sau khi xem Story. Một nửa trong đó truy cập trang web với ý định mua hàng. Gần 1/3 cho biết đã ghé thăm cửa hàng sau khi xem bài đăng với định dạng Story Facebook.
3. Người dùng muốn thấy gì trên Story Facebook?
Theo thống kê, đây là ba điều mà người dùng Facebook quan tâm nhất khi nhìn thấy bài đăng hoặc quảng cáo từ các thương hiệu:
- Story nhanh và dễ hiểu (52%)
- Giới thiệu sản phẩm mới (50%)
- Lời khuyên hoặc chỉ dẫn (46%)
Dựa vào số liệu này, có thể lựa chọn hướng và phong cách nội dung Story Facebook phù hợp đặc thù sản phẩm dịch vụ.
Đa dạng hoá cách thức tìm hiểu sản phẩm dịch vụ
Sử dụng định dạng băng chuyền (carousel) để thêm hình ảnh hoặc video bổ sung vào quảng cáo. Thay vì chỉ được phép đăng tải một nội dung lên, giờ bạn có nhiều lựa chọn hơn để sắp xếp.
Tạo nội dung Story Facebook mới để gắn liên kết đính kèm riêng. Hoặc điều hướng người dùng đến trang đích sản phẩm. Khi nhà quảng cáo đứng ở vị trí người xem và tạo Story Facebook. Họ có xu hướng thu hút thông qua mang lại nhiều giá trị.
4. Gợi ý: Cách đăng Story Facebook thu hút tương tác
4.1. Cập nhập theo thời gian thực
Story Facebook chỉ tồn tại trong 24 giờ. Nghĩa là thông tin có tính cấp bách. Khi nội dung xuất hiện trong Story, người dùng sẽ nhận ra đó không phải nội dung của tháng trước hoặc năm ngoái. Họ có xu hướng truy cập nội dung đang quan tâm trước khi chúng biến mất.
4.2. Tăng hiển thị nhận diện thương hiệu
Story không chỉ đơn thuần là đăng tải: sản phẩm, cung cấp thông tin thực, thú vị, câu chuyện hậu trường. Có thể sử dụng để truyền tải thông điệp định vị thương hiệu chuyên nghiệp.
Nhân cách hóa thương hiệu của bạn bằng cách giới thiệu nhân viên của doanh nghiệp có thể khiến khách hàng ấn tượng lâu dài. Điều này giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu và tạo kết nối cảm xúc với thương hiệu của bạn.
4.3. Điều hướng truy cập website
Bạn hoàn toàn có thể gắn link dẫn đến website hoặc blog của doanh nghiệp bằng cách đánh dấu nội dung đó trong Story Facebook. Không chỉ hướng người dùng Facebook đến trang đích cụ thể mà marketer có thể sử dụng lớp phủ, hiệu ứng tại các link để chúng nổi bật hơn.
5. Lưu ý khi đăng Story Facebook
5.1. Nội dung tiếp cận
Người dùng Facebook tiêu thụ nội dung nhanh hơn trên nền tảng khác. Quảng cáo nên thu hút sự chú ý của họ từ khung hình đầu tiên.
Có nhiều cách thức sáng tạo nội dung. Chiến dịch quảng cáo đa dạng hiển thị thường có hiệu quả tốt hơn. Hãy thử kết hợp các loại chuyển động khác nhau trong Story. Chẳng hạn, chèn gif vào ảnh tĩnh. Bạn có thể quay và chỉnh sửa video trong Studio Chuyên nghiệp cho nội dung Story Facebook.
>> Đọc thêm: Tổng hợp: Kích thước ảnh bìa Facebook chuẩn 2024
5.2. Nhận diện thương hiệu
Nếu bạn thiết kế nội dung xoay quanh mục tiêu marketing, quảng cáo Story Facebook sẽ hiệu quả hơn. Quảng cáo nên tập trung vào con người nếu sử dụng mục tiêu thương hiệu, tập trung vào sản phẩm khi sử dụng mục tiêu chuyển đổi. Quảng cáo không bao gồm một mức giá cụ thể sẽ tăng số lượng mua hàng và nhận biết thương hiệu.
5.3. Lời kêu gọi hành động cụ thể
Quảng cáo có âm nhạc hoặc giọng nói sẽ tốt hơn quảng cáo không có âm thanh vì người dùng có xu hướng bị thu hút bởi giai điệu, âm thanh bắt tai; do đó, hãy sử dụng âm thanh để làm nổi bật thông điệp của bạn.
Nhãn dán có thể thu hút sự chú ý đến sản phẩm và mang lại cho quảng cáo cảm giác tự nhiên.
Chỉ có thể sử dụng nhãn dán thăm dò ý kiến và kêu gọi hành động (CTA) khuyến khích người xem. Hãy nhấn mạnh hành động mà bạn muốn đối tượng thực hiện. Nhấn mạnh những thông điệp quan trọng bằng cách sử dụng văn bản, tập trung vào một luận điểm chính.
6. Sử dụng dữ liệu Story Facebook Analytics
Đối với tài khoản Facebook doanh nghiệp, quan trọng nhất là hiểu hành vi tương tác với nội dung từ người dùng. Story Facebook không ngoại lệ. Số liệu cơ bản nhất là views – lượt xem, được ký hiệu bởi biểu tượng con mắt. Bạn hoàn toàn có thể xem tài khoản nào đã xem Story Facebook của trang.
Các số liệu Story Facebook quan trọng với doanh nghiệp:
- Unique Opens: Số tài khoản duy nhất đã xem Story.
- Forward Taps: Lượt người dùng chuyển tiếp qua Story tiếp theo.
- Backward Taps: Số lần tua lại, xem lại.
- Exists: Số lần thoát khỏi Story và quay lại trang chính.
- Forward Swipes: Số lần bỏ qua Story của trang để xem của tài khoản khác.
7. Lời kết
Bài viết trên đã tổng hợp những điều bạn cần biết về Story Facebook và đưa ra những lời khuyên để Story Facebook cũng như quảng cáo của bạn chạm được trái tim người dùng và đạt mục tiêu doanh nghiệp.
Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ tới CleverAds tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.
Connect With CleverAds