8 mã lỗi thường gặp trong Excel. Nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản nhất

Microsoft Excel là một ứng dụng đã quá phổ biến để tạo bảng tính, lưu giữ và xử lý dữ liệu. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn có thể gặp phải một số lỗi thường gặp mà không biết cách khắc phục. Để giúp bạn sử dụng Excel tốt hơn, hãy cùng Bệnh viện máy tính Bảo Lộc tìm hiểu 8 lỗi phổ biến của Excel và cách khắc phục chúng đơn giản nhất nhé!

  1. Lỗi giá trị: #VALUE!

♦ Lỗi giá trị #VALUE! trong Excel thường xuất hiện khi bạn sử dụng một hoặc nhiều ô trong công thức của mình. Không đúng với kiểu dữ liệu được yêu cầu.

Ô A3 có định dạng là chữ “huhi” làm xuất hiện lỗi
Ô A3khoảng trắng ” ” làm xuất hiện lỗi

♦ Đây là một lỗi khá phổ biến trong Excel, tuy nhiên bạn có thể dễ dàng khắc phục nó theo các bước sau:

  • Kiểm tra lại định dạng dữ liệu.
  • Kiểm tra lại công thức của bạn để đảm bảo rằng các tham chiếu ô. Đều đúng với kiểu dữ liệu. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng một ô chứa văn bản trong một công thức yêu cầu kiểu số. Thì sẽ xảy ra lỗi giá trị #VALUE!.
  • Kiểm tra lại định dạng của các ô trong công thức của bạn. Nếu một ô có định dạng là văn bản, nhưng nội dung lại là số, thì công thức của bạn cũng có thể gây ra lỗi giá trị #VALUE!.
  • Sử dụng hàm kiểm tra lỗi trong Excel để xác định vị trí lỗi của bạn. Nhấp chuột phải vào ô bị lỗi và chọn “Kiểm tra lỗi” để xem các lỗi liên quan đến ô đó.
  • Kiểm tra lại dữ liệu đầu vào của bạn. Nếu dữ liệu không hợp lệ, thì nó có thể gây ra lỗi giá trị #VALUE!.
  • Sử dụng chức năng định dạng lại dữ liệu trong Excel để định dạng lại các ô trong bảng tính của bạn.

Ví dụ:

♦ Cách sửa lỗi này là kiểm tra lại định dạng dữ liệu của bạn về có đúng dạng số, có khoảng trắng hay ký tự không.

♦ Để định dạng dữ liệu về dạng số, ta chọn vùng cần định dạng. Và chọn Number ở trên thanh công cụ Ribbon.

♦ Để kiểm tra khoảng trắng, ta cũng chọn vùng dữ liệu, sau đó nhấn Ctrl + F, chọn Replace. Ở phần Find what, ấn Space để tạo khoảng trắng và nhấn Replace All để Excel loại bỏ các khoảng trắng trong vùng dữ liệu.

=> Xem thêm: Cách chèn chữ ký tay vào Word nhanh nhất.

  1. Lỗi sai tên công thức: #NAME?

♦ Lỗi này xảy ra khi Excel không nhận ra tên hoặc cú pháp của một tên hoặc hàm trong công thức của bạn. Thường do nguyên nhân đánh sai tên công thức.

♦ Để khắc phục, bạn có thể kiểm tra lại tên hoặc cú pháp và chắc chắn rằng chúng được nhập đúng.

Công thức “SUM” bị đánh sai thành “su
Công thức “COUNTIF” bị dư 1 chữ “F

Ví dụ:

♦ Nếu không chắc chắn về công thức của bạn, hãy đánh một vài ký tự đầu của công thức. Sau đó để Excel gợi ý công thức bạn muốn sử dụng, chọn công thức và nhấn Tab.

♦ Một mẹo khác để nhận biết là bạn nên đánh công thức ở dạng chữ thường vì khi công thức được viết đúng. Excel sẽ tự động biến công thức thành chữ in hoa.

  1. Lỗi độ rộng: #####

♦ Lỗi độ rộng: ##### xuất hiện khi một ô trong Excel không đủ rộng để hiển thị nội dung. Điều này có thể xảy ra khi ô chứa dữ liệu có độ dài quá lớn hoặc khi độ rộng của cột bị giới hạn quá nhỏ.

♦ Khắc phục lỗi này rất đơn giản. Bạn chỉ cần tăng chiều rộng cột để giá trị có thể được hiển thị.

  1. Lỗi chia cho giá trị 0: #DIV/0!

♦ Lỗi “#DIV/0!” xuất hiện khi một ô trong Excel chứa công thức chia cho số 0 hoặc một ô trống. Đây là lỗi phổ biến nhất trong Excel. Như các bạn đã biết, trong toán học ta không thể chia cho số 0 và chắn chắn Excel cũng không thể làm điều này được.

Lỗi này có thể coi là một thông báo “divided by zero” – “đang chia cho số 0”

♦ Giải quyết lỗi này khá đơn giản: Bạn thay đổi giá trị của ô thành giá trị không bằng 0 hoặc thêm giá trị nếu ô trống.

  1. Lỗi sai vùng tham chiếu: #REF!

♦ Lỗi “#REF!” trong Excel xảy ra khi một ô trong công thức đang tham chiếu đến một vùng hoặc ô không chính xác. Ví dụ như một ô đã bị xóa hoặc di chuyển. Điều này làm cho Excel không thể hiển thị kết quả chính xác. Và thay vào đó hiển thị lỗi “#REF!”.

Ở ô A4 ta có công thức tính tổng các ô A1, A2, A3
Khi xóa dòng số 2, công thức xuất hiện lỗi

♦ Để giải quyết lỗi này, bạn phải cẩn thận khi thao tác với vùng dữ liệu. Đảm bảo rằng không có công thức nào bị ảnh hưởng khi bạn xóa vùng dữ liệu. Nếu bạn vô tình xóa, hãy nhấn Ctrl + Z để khôi phục chúng.

  1. Lỗi dữ liệu rỗng: #NULL!

♦ Lỗi “#NULL!” trong Excel xảy ra khi bạn sử dụng toán tử phạm vi (ví dụ: khoảng trống) giữa hai tham chiếu. Mà không có dấu phân cách giữa chúng. Điều này làm cho Excel không hiểu được phép tính và thay vào đó hiển thị lỗi “#NULL!”.

Ở đây Excel không hiểu bạn muốn tính tổng A1 + A3 hay khu vực từ A1 đến A3

♦ Để giải quyết lỗi này, bạn phải xác minh rằng. Bạn đang sử dụng đúng định dạng trong công thức:

  • Sử dụng dấu hai chấm để tách ô đầu tiên với ô cuối cùng. Khi bạn tham chiếu đến một vùng trong công thức. (như ví dụ dưới A1:A3, kết quả là 6).

  • Sử dụng dấu phẩy khi đề cập đến hai ô tách biệt (như ví dụ dưới A1,A3, kết quả là 4).
  1. Lỗi dữ liệu: #N/A

♦ Lỗi “#N/A” trong Excel xảy ra khi giá trị không khả dụng hoặc không tìm thấy. Đây là lỗi phổ biến trong khi thực hiện công thức tìm kiếm, ví dụ như hàm VLOOKUP hoặc INDEX MATCH.

Sử dụng VLOOKUP để dò “g” ở ô D3 trong vùng A1:B5. Vì trong vùng không có “g” nên kết quả trả về #N/A

♦ Để khắc phục lỗi này, bạn phải kiểm tra toàn bộ công thức xem vùng tham chiếu có bị xóa, thiếu dữ liệu. Hoặc tham chiếu sai địa chỉ hay không.

♦ Nếu như vùng dữ liệu không có vấn đề. Mà do giá trị bạn tìm kiếm không có trong vùng tham chiếu. Bạn có thể sử dụng hàm IFERROR để không hiển thị lỗi #N/A nữa.

  1. Lỗi dữ liệu kiểu số: #NUM!

♦ Lỗi #NUM! xuất hiện trong Excel khi một biểu thức toán học. Hoặc hàm chứa một giá trị không hợp lệ hoặc bị sai. Thông thường, lỗi này xảy ra khi:

  • Các phép toán toán học không hợp lệ. Ví dụ như chia cho 0, căn bậc 2 của số âm, logarit của số âm.
  • Các hàm toán học được sử dụng sai cách. Ví dụ như hàm SUMIF, hàm PRODUCT được sử dụng với đối số không phù hợp. Hoặc bị thiếu đối số.
  • Các số được định dạng không đúng.
Công thức SQRT tính căn bậc 2 yêu cầu số dương, nhưng trong công thức là số âm -4 nên Excel trả về lỗi #NUM!
Số quá lớn làm Excel hiển thị lỗi #NUM!

♦ Để khắc phục lỗi #NUM!, bạn có thể thực hiện các thao tác sau đây:

  • Kiểm tra lại công thức hoặc hàm toán học của bạn xem có đúng cú pháp hay không. Đặc biệt chú ý tới các tham số truyền vào.
  • Kiểm tra các giá trị được sử dụng trong công thức của bạn xem có đúng định dạng hay không. Chẳng hạn như định dạng của ngày tháng hoặc định dạng số.
  • Kiểm tra lại bảng tính của bạn xem có chứa các số không hợp lệ hay không. Ví dụ như các số âm trong phép tính căn bậc hai.
  • Sử dụng các hàm toán học khác để thay thế hàm đang bị lỗi.

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn tìm thấy nguyên nhân và cách khắc phục cho lỗi Excel hay gặp phải nhất. Nếu có thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

HOTLINE: 02633 86 39 68 – 0792 86 39 68.

Facebook: facebook.com/laptopbaoloc.vn.

Hoặc có thể đến trực tiếp cửa hàng BỆNH VIỆN MÁY TÍNH BẢO LỘC để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Địa chỉ: 759 Trần Phú – Phường B’Lao – Tp. Bảo Lộc – Lâm Đồng.

 

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *