Brand Awareness: Lời khuyên định hình chiến lược từ chuyên gia

Brand Awareness là gì? Brand Awarenessc ó vai trò gì đối với doanh nghiệp? Làm thế nào để doanh nghiệp xây dựng chiến lược Brand Awareness và tăng nhận thức thương hiệu tối ưu nhất? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Định nghĩa Brand awareness

Brand Awaraness – Nhận thức thương hiệu là mức độ người tiêu dùng có thể nhận ra và ghi nhớ một thương hiệu cụ thể. Sau đó liên tưởng, kết nối thương hiệu với những ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

Đối với doanh nghiệp, nâng cao nhận thức thương hiệu là một phần của chiến lược Marketing và xây dựng thương hiệu. Mục tiêu thường là đưa thương hiệu đến với nhiều người tiêu dùng nhất có thể.

Từ góc độ người tiêu dùng, Brand Awaraness bao gồm: xác định, so sánh và sử dụng các nhãn hiệu cụ thể. Họ thương chọn những thương hiệu thường sử dụng. Vì đã nhận thức rõ giải pháp thương hiệu mang đã giải quyết cho vấn đề của họ.

Sự hiện diện của khách hàng tiềm năng trong và ngoài thị trường thông qua kênh bán hàng

Nguồn: LinkedIn Ads Blog

Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần thực hiện các chiến dịch về nâng cao nhận thức thương hiệu. Nhằm giữ vị trí hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng tương lai.

Tìm hiểu thêm: 6 chỉ số đánh giá hiệu quả Marketing 

2. Làm thế nào để tăng nhận điện thương hiệu Brand Awaraness?

Ý tưởng cơ bản của tăng nhận thức thương hiệu là giới thiệu, kết nối và thu hút người tiêu dùng mới đến với doanh nghiệp.

Đó là một phần trong chiến lược xây dựng và quảng bá nhận biết. Có 02 cách để nâng cao nhận thức hương hiệu: chủ động và thụ động. Lan truyền nhận thức thụ động triển khai thông qua thông điệp và hệ thống nhận diện thương hiệu.

Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhằm tăng nhận thức thương hiệu:

3. Những yếu tố cấu thành Brand Awareness doanh nghiệp B2B là gì?

3.1. Nhận diện thương hiệu

Sự chân thành và xác thực

Theo Forbes: Yếu tố quan trọng nhất để khách hàng lựa chọn thương hiệu là tính xác thực.

Xác thực nghĩa là cần đáng tin cậy và minh bạch. Điều này chỉ có thể nhận được thông qua kết nối với khách hàng thông qua tác động vào cảm xúc, thay vì chỉ dựa trên lý lẽ.

Trên thực tế, LinkedIn đã chỉ ra ra rằng: Tạo nhận thức thương hiệu thông qua chiến lược cảm xúc tốt hơn các chiến lược lý trí gấp 7 lần.

Do đó, xây dựng nhận thức thương hiệu là một yếu tố quan trọng.

Tính nhất quán của thương hiệu

Duy trì nhận thức về thương hiệu nhất quán trên tất cả các kênh tiếp thị, bao gồm trang web, mạng xã hội, tài liệu tiếp thị và triển lãm thương mại, giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh, được các doanh nghiệp khác dễ dàng nhận ra.

3.2. Những hoạt động Marketing

Phân tích sự liên quan

Các nhà phân tích giúp các thương hiệu sử dụng các bên thứ 3 đáng tin cậy. Để tăng độ nhận diện thương hiệu.

Tiếp thị nội dung

Tạo và chia sẻ nội dung có giá trị, phù hợp giúp doanh nghiệp làm nổi bật tư tưởng lãnh đạovà tăng cường nhận diện thương hiệu.

Lời chứng thực của khách hàng

Việc thể hiện những trải nghiệm tích cực của khách hàng hiện tại có thể giúp chứng minh giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đối với khách hàng B2B tiềm năng, nâng cao nhận thức và niềm tin về thương hiệu.

Networking

Xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp khác thông qua các sự kiện kết nối, hiệp hội ngành hoặc diễn đàn trực tuyến có thể giúp các công ty tăng cường khả năng hiển thị và độ tin cậy của thương hiệu trong thị trường mục tiêu của họ.

Quan hệ công chúng

Tham gia hoạt động quan hệ công chúng, chẳng hạn như: thông cáo báo chí, đưa tin trên phương tiện truyền thông hoặc tham gia sự kiện trong ngành. Từ đó nâng cao danh tiếng doanh nghiệp và tăng cường khả năng hiển thị thương hiệu.

Social Media

Khai thác nền tảng mạng xã hội để kết nối. Bên cạnh đó, chia sẻ nội dung liên quan sẽ nâng cao nhận thức thương hiệu và thúc đẩy liên kết hệ với đối tác hoặc khách hàng tiềm năng.

4. Vì sao tăng Brand Awareness quan trọng đối với B2B?

Nhận thức thương hiệu mang lại một số lợi ích đáng kể, cuối cùng đóng góp vào thành công và tăng trưởng chung. Một số lợi ích chính bao gồm:

4.1. Thu hút nhân tài

Một thương hiệu được tôn trọng có nhiều khả năng thu hút nhân tài hàng đầu trong ngành. Vì những nhân viên tiềm năng sẽ bị thu hút bởi danh tiếng của công ty và những cơ hội mà công ty mang lại để phát triển nghề nghiệp.

4.2. Thu hút khách hàng dễ dàng hơn

Khi một thương hiệu B2B nổi tiếng, khách hàng có nhiều khả năng cân nhắc với ản phẩm, dịch vụ tương tự.

Điều này có thể dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao cho tăng lượng khách hàng tiềm năng. Chu kỳ bán hàng và hành trình mua ngắn hơn. Do mất ít thời gian hơn để thuyết phục người mua tiềm năng về độ tin cậy của công ty.

4.3. Tỷ lệ giữ chân khách hàng cao

Một thương hiệu dễ nhận biết và đáng tin cậy có nhiều khả năng giữ chân khách hàng hơn.

Họ có mối liên hệ tích cực với doanh nghiệp và các dịch vụ. Việc giữ chân khách hàng là rất quan trọng với các doanh nghiệp B2B. Bởi giữ chân khách hàng tiết kiệm chi phí hơn so với việc có được khách hàng mới.

4.2. Lợi thế cạnh tranh từ Brand Awareness

Nhận thức về thương hiệu cao hơn có thể khiến một công ty B2B trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, khiến các doanh nghiệp có nhiều khả năng chọn làm việc với họ hơn. Một thương hiệu mạnh có thể đóng vai trò là điểm khác biệt trong một thị trường đông đúc, giúp công ty chiếm được thị phần lớn hơn.

70% người tiêu dùng muốn nhận thông tin về công ty hoặc tìm hiểu từ những bài báo, blog hơn từ quảng cáo truyền thống. 

5. Chiến lược để doanh nghiệp xây dựng Brand awareness

5.1. Blog Brand awareness

Viết blog là một trong những cách tốt nhất để nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Bạn có thể tận dụng lưu lượng truy cập đã đến trang web để thu hút nhiều người chú ý hơn đến thương hiệu của mình. Đồng thời cung cấp nội dung hữu ích và phù hợp.

Không chỉ giới thiệu sản phẩm của mình tới những người chưa sẵn sàng mua mà còn viết bằng tiếng nói thương hiệu của bạn. Thể hiện bản thân như một con người trước tiên, sau đó mới là công ty. Một giải pháp thay thế tuyệt vời cho việc viết blog là xuất bản nội dung được tài trợ trên các trang web thích hợp.

5.2. Quảng cáo trả phí trên mạng xã hội

Tiếp cận tự nhiên trên mạng xã hội ngày càng khó khăn hơn. Do đó, nhiều doanh nghiệp chuyển sang sử dụng quảng cáo mạng xã hội trả phí. Quảng cáo trên Facebook và Twitter tương đối rẻ. Giúp thương hiệu được nhìn thấy trên mạng xã hội. Người dùng có thể chuyển đổi ngay lập tức.

5.3. Influencer hoặc linh vật đại diện

Nếu công ty bạn đủ ngân sách, hãy cân nhắc đến việc thuê một người nổi tiếng để phát ngôn đại điện cho công ty.

Điều này không chỉ nhân cách hoá cho thương hiệu mà còn góp phần tăng mức độ uy tín cho doanh nghiệp của bạn. Qua đó, còn giúp khách hàng cảm nhận được sự thân thiện từ doanh nghiệp.

5.4. Hình ảnh biểu tượng 

Khi nhắc đến Apple, chúng ta nghĩ ngay đến hình ảnh quả táo cắn dở. Hay chữ M liên tưởng đến McDonald’s. 

Logo là một yếu tố quan trọng của thương hiệu. Là dấu hiệu thị giác để người tiêu dùng nhận biết thương hiệu.

Đây là một cách để khách hàng nhận ra và ghi nhớ thương hiệu của bạn trong số hàng ngàn thương hiệu khác. Một logo dễ nhận biết, dễ nhớ, có tính nhất quán sẽ tăng độ nhận diện.

5.5. Slogan Brand Awareness

Một Slogan ngắn gọn là nền tảng của chiến lược nâng cao Brand awareness. Nó thể hiện được bản sắc, giá trị, và lợi ích của thương hiệu.

Slogan giúp doanh nghiệp nổi bật và dễ nhận biết trong tâm trí của khách hàng. Một slogan độc đáo và gắn liền với thương hiệu sẽ giúp tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và nâng cao khả năng nhớ về thương hiệu.

Một slogan dễ nhớ và dễ truyền đạt khiến khách hàng nhớ lâu hơn. Thời gian thương hiệu ở trong tâm trí họ cũng lâu hơn.

Brand Awareness: Kết luận

Brand Awareness là khía cạnh quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Qua tạo dựng hình ảnh ấn tượng với khách hàng, thương hiệu hiện diện không đơn thuần là logo hay sản phẩm, mà là tất cả chi tiết đại diện đó. Xây dựng thương hiệu mạnh mang lại giá trị bền vững và ảnh hưởng sâu sắc đến thành công trong dài hạn.

Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds

    document.getElementById( “ak_js_59” ).setAttribute( “value”, ( new Date() ).getTime() );

    Comments

    No comments yet. Why don’t you start the discussion?

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *