Giá trị thương hiệu & Tiềm năng phát triển doanh nghiệp

Sản phẩm và dịch vụ không phải là tài sản duy nhất doanh nghiệp sở hữu. Hiểu và tối ưu giá trị thương hiệu là cách doanh nghiệp đầu tư cho chiến lược cạnh tranh. Từ đó, để đạt những lợi ích trong hành trình lâu dài.

1. Sức ảnh hưởng của giá trị thương hiệu

Hiện nay, Brand Awaraness – Nhận thức thương hiệu là một loại tài sản của doanh nghiệp.

Theo Atlantic:

Vào những năm 1950, thành công trong kinh doanh và sự lựa chọn của người tiêu dùng được xác định theo chất lượng và giá trị sản phẩm.

Sự bùng nổ của thị trường quảng cáo những năm 1960 đã khiến nhiều thương hiệu trở thành tên tuổi quen thuộc với công chúng. Nhãn hiệu trở thành đại diện cho nhiều đặc điểm: thiết kế, kiểu dáng, độ bền, sự tinh tế, dịch vụ và sự đổi mới.

Ba thống kê quan trọng về độ nhận diện thương hiệu mạnh:

  • 46% người tiêu dùng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm từ thương hiệu họ tin tưởng.
  • Sự nhất quán trong hệ thống nhận diện thương hiệu tăng doanh thu tới 33%.
  • Cần 5-7 lần gây ấn tượng để tạo nên nhận diện thương hiệu.

Ngày nay, thật khó để quyết định mua nếu thiếu yếu tố thương hiệu. Chúng ta đắm chìm trong nền văn hóa “ý nghĩa thương hiệu”. Theo phản xạ, người tiêu dùng dựa vào nhãn hiệu để xác định giá trị mặt hàng. Không có gì ngạc nhiên, thương hiệu trở thành một loại hàng hoá có giá trị. Chúng được xây dựng, nuôi dưỡng, thậm chí mua bán giữa các doanh nghiệp.

2. Giá trị thương hiệu là gì?

2.1. Khái niệm

Giá trị thương hiệu – Brand Value là giá trị thương mại của thương hiệu nếu được rao bán.

Doanh nghiệp sát nhập hoặc bị mua lại bởi doanh nghiệp khác, họ muốn sử dụng tên, logo và nhận diện thương hiệu để bán sản phẩm dịch vụ. Khi đó, giá trị thương hiệu sẽ là số tiền họ trả để có được những quyền này. Đây còn được gọi là giá trị thương hiệu trên thị trường.

Cách định nghĩa khác là giá trị thương hiệu dựa trên chi phí.

Giá trị thương hiệu là khoản đầu tư bao gồm chi phí: thuê agency thiết kế, thời gian, công sức thực thi chiến lược marketing, truyền thông mạng xã hội, quảng cáo, PR và tài trợ, v.v.

2.2. Phân biệt: Giá trị thương hiệu và Tài sản thương hiệu

Giá trị thương hiệu là thước đo giá trị tài chính. Tài sản thương hiệu – Brand Equity liên quan đến mức độ tích cực trong nhận thức của khách hàng.

Khách hàng ưa thích thương hiệu và thể hiện lòng trung thành theo thời gian là góp phần tạo nên tài sản thương hiệu.

Tài sản thương hiệu là yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu.

Vì xây dựng tài sản thương hiệu là đóng góp những phẩm chất làm tăng giá trị thương hiệu – như: nhận diện thương hiệu, liên hệ tích cực với chất lượng dịch vụ. Tất cả những yếu tố này đóng góp doanh thu bằng cách thúc đẩy chi tiêu và lòng trung thành của khách hàng.

Tuy nhiên, một thương hiệu có thể có giá trị mà không cần vốn sở hữu.

Ví dụ: Trước giai đoạn phát hành sản phẩm, một công ty sẽ đầu tư phát triển thương hiệu. Tài sản thương hiệu được liên kết với danh tiếng và mục đích thương hiệu. Những điều này chỉ sự phù hợp giữa giá trị cá nhân khách hàng và thương hiệu.

Đọc thêm: Branding Agency: Vì sao doanh nghiệp cần Branding Agency?

So với giá trị thương hiệu, tài sản thương hiệu là khái niệm mơ hồ và khó đo lường hơn. Bởi mối liên quan về động cơ, quan điểm và hành vi của người tiêu dùng thay vì số liệu tài chính.

2.3. Cấu trúc chuỗi giá trị thương hiệu

Một cột mốc quan trọng trong phát triển chiến lược thương hiệu là mô hình chuỗi giá trị thương hiệu. Đó là sơ đồ 4 bước được phát triển bởi Keller và Lehman năm 2003. Mô tả quy trình xây dựng và các biến số ảnh hưởng tới giá thương hiệu thông qua tiếp thị trong suốt hành trình.

Có 4 giai đoạn trong chuỗi giá trị thương hiệu:

Các giai đoạn này được kiểm duyệt bởi ba yếu tố: chất lượng chương trình marketing, điều kiện thị trường và tâm lý nhà đầu tư. Chúng ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của chuỗi. Khi phát triển vào năm 2003, chuỗi giá trị thương hiệu không quyết định danh tiếng thương hiệu xây dựng trên nền tảng trực tuyến.

3. Lợi thế sở hữu giá trị thương hiệu

Khi người tiêu dùng tìm thấy giá trị thương hiệu, họ sẽ hình thành sự trung thành với thương hiệu đó.

Cho dù doanh nghiệp chỉ muốn bán nhiều sản phẩm hơn với giá cao hơn thì giá trị thương hiệu vẫn quan trọng. Việc có được khách hàng có nhận thức thương hiệu là lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ.

3.1. Tăng doanh số

Xây dựng giá trị thương hiệu là trọng tâm phát triển kinh doanh trong tương lai và khả năng dẫn đầu thị trường. Khi ra mắt sản phẩm mới, thương hiệu uy tín sẽ có lợi thế hơn. Do lòng trung thành của khách hàng khiến tiến trình ra mắt ít rủi ro hơn.

Người tiêu dùng liên tục bị thu hút bởi sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng.

Hãy xem qua trường hợp của Apple.

Họ đã nhận diện hiệu ứng này và sử dụng trong các chiến dịch tiếp thị. Bằng cách liên tục đổi mới và dẫn đầu về chất lượng, bất cứ sản phẩm mới nào được Apple tung rai, người tiêu dùng đổ xô “cắm trại” ngoài cửa hàng qua đêm để trở thành người đầu tiên sở hữu chúng. Mặc cho mức giá có tăng dần đều.

3.2. Lan toả sức ảnh hưởng

Khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, doanh nghiệp có xu hướng hợp tác với thương hiệu nổi trội và hình ảnh uy tín.

Coca-Cola có giá trị ước tính khoảng 78 tỷ USD.

Hợp tác với thương hiệu lớn sẽ thu được nhiều lợi ích hơn. Bạn sẽ được hưởng lợi ích từ: tên, logo và các yếu tố thương hiệu khác mà khách hàng tin tưởng ngay lập tức. Sự hợp tác này nâng cao giá trị và lợi ích đồng đều cho cả hai đối tác.

Giá trị cảm nhận không chỉ thể hiện kết nối với thương hiệu từ khách hàng mà còn từ chính nguồn lực bên trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao dễ dàng tuyển dụng và giữ chân nhân tài hơn. Vì danh tiếng ảnh hưởng đến niềm tự hào của người lao động đối với vai trò của họ.

3.3. Lợi nhuận khổng lồ

Người tiêu dùng ngày nay có nhiều khả năng chi trả hơn cho thương hiệu họ tin tưởng. Điều này hiển hiện ở mọi lĩnh vực thị trường. Từ phân khúc giá thông thường đến cao cấp.

Các nhãn hàng tích cực liên kết với những đặc điểm tích cực như: độ tin cậy, tính xác thực, sự đổi mới, phong cách, sự thanh lịch và bảo mật,v.v. sẽ giành được niềm tin từ người tiêu dùng. Đồng thời, tăng cường nhận diện thương hiệu và hành vi lặp lại thói quen.

Có thể nhắc tới Nike và những nhận thức tích cực về thương hiệu.

Khách hàng của Nike tin tưởng họ sẽ luôn cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao: nếu nó đủ tốt với các vận động viên thì cũng đủ tốt với chúng tôi. Sự tin tưởng này chính là nền tảng của lòng trung thành thương hiệu. Cho phép Nike đạt lợi nhuận cao một cách nhất quán.

4. Làm thế nào để đo lường giá trị thương hiệu?

Đánh giá về sức mạnh thương hiệu có nhiều quan điểm khác nhau. Điều gì làm nên thành công của thương hiệu? Cách thương hiệu tương tác với tâm lý người tiêu dùng? Đo lường giá trị thương hiệu sẽ phức tạp nếu thiếu chiến lược.

Một trong những phương pháp đơn giản là khảo giá.

Cụ thể: thăm dò các doanh nghiệp về mức giá họ sẵn sàng trả để sở hữu thương hiệu. Bằng cách này, tính trung bình số liệu sẽ có đáp án về giá trị thị trường hợp lý.

Tương tự, có thể thu thập báo giá từ nhà cung cấp hoặc dự đoán nội bộ về chi phí phát triển thương hiệu.

5. Tiềm năng xây dựng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết lập giá trị thương hiệu là một hành trình dài. Trên thực tế, để duy trì mỗi ngày trong tâm trí là một chuyện hoàn toàn khác.

Theo báo cáo Future or Commerce: 41% thương hiệu minh bạch hơn về tầm nhìn doanh nghiệp, mục tiêu và tiến độ tác động xã hội của họ. Dưới đây là một số phương pháp nâng cao giá trị thương hiệu:

5.1. Marketing và Quảng cáo

Marketing là giai đoạn chuyển dịch từ: nhận thức, công nhận sang hiểu biết, liên kết và trung thành với thương hiệu từ khách hàng.

Theo định nghĩa ban đầu, hoạt động tiếp thị là bước đầu của chuỗi giá trị thương hiệu. Tạo dựng thương hiệu trong tâm trí khách hàng để hiện thực hóa giá trị thương hiệu. 

5.2. Đại sứ thương hiệu

Dù là siêu sao thể thao, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội hay nghệ sĩ, hợp tác với cá nhân hoặc một nhóm nổi tiếng là chiến thuật thương hiệu từ rất lâu đời.

Đọc thêm: Top Influencer Marketing Agency uy tín tại Việt Nam

Chiến thuật này không chỉ nâng cao nhận diện thương hiệu với công chúng. Mà còn liên kết với các mục đích thương hiệu. Nơi các giá trị đạo đức xã hội được nâng cao và khuếch đại nhờ hình tượng của vị đại sứ đó.

5.3. Trải nghiệm khách hàng

Cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng là chiến lược mạnh mẽ nhằm tăng giá trị thương hiệu.

Bên cạnh những sản phẩm, dịch vụ chất lượng, người tiêu dùng có xu hướng mong đợi trải nghiệm tốt hơn từ chính thương hiệu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: nhiều người sẵn sàng chi trả nhiều hơn. Thậm chí chọn sản phẩm của thương hiệu đối thủ khi họ có trải nghiệm tích cực.

Lời kết

Kinh doanh là sự lồng ghép những cuộc cạnh tranh lành mạnh. Điều này khiến doanh nghiệp ngày càng khó nổi bật giữa và duy trì sự gắn bó với khách hàng trọn đời.

Giá trị thương hiệu là điểm khác biệt, phát triển nguồn lực nhân sự mạnh, thu hút khách hàng mới và xây dựng quan hệ bền vững với khách hàng. Việc thiết lập các giá trị thương hiệu và hiện thực hoá chúng trong hoạt động kinh doanh sẽ dẫn đến văn hoá, hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp hơn.

Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ tới CleverAds TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds

    document.getElementById( “ak_js_48” ).setAttribute( “value”, ( new Date() ).getTime() );

    Comments

    No comments yet. Why don’t you start the discussion?

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *